Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

10 điểm khác biệt trong cách sống của người Nhật Bản

0

Cập nhật vào 12/04

10 điểm khác biệt trong cách sống của người Nhật Bản: Biết và tôn trọng cách giữ chỗ, hiếu khách và sẵn sàng hỗ trợ khách hàng, tối kỵ xả rác bừa bãi, Đi xe buýt tự động trả tiền vào thùng, không tự ý dùng đồ vô chủ, nghiêm cấm nuôi chó mèo tại nhà thuê/ký túc, giới hạn giờ làm thêm, không nghỉ học quá số quy định.

Nhật Bản là một đất nước phát triển và văn minh bậc nhất Châu Á. Nơi có nền giáo dục tiên tiến và được đầu tư nghiêm túc chuyên sâu. Môi trường học tập, làm việc và sinh sống lý tưởng cho mọi người. Cho nên những năm gần đây, lượng du học sinh đến Nhật học tập và sinh sống ngày càng đông, đặc biệt là Việt Nam.

Nhưng để có thể hòa nhập tốt với môi trường học tập lý tưởng này. Các du học sinh cần nắm một số khác biệt trong lối sống của người Nhật Bản để không phải bỡ ngỡ khi đến đây du học.

1. Biết và tôn trọng cách giữ chỗ đặc biệt trong quán ăn của người Nhật

Khi vào các quán ăn, người Nhật có thói quen giữ chỗ cho mình bằng các thiết bị cá nhân như: điện thoại, túi xách, iPhone…các vật này báo hiệu bàn bên cạnh đã có chủ nhân ngồi. Bạn nên tế nhị tìm đến các bàn trống khác, tránh làm họ khó xử và mất lịch sự.

Đồng thời đây cũng là 1 mẹo hay giúp bạn giữ chỗ khi đến những quán đông đúc trong lúc đang bận việc. Ngoài ra, trong lúc ngồi nếu bạn muốn đi ra ngoài có việc đột xuất, những vật dụng này cũng thay bạn báo hiệu cho chủ quán biết bạn có việc ra ngoài và sẽ quay lại thanh toán tiền.

2. Nhật Bản rất hiếu khách và sẵn sàng hỗ trợ khách hàng mọi lúc mọi nơi

Văn hóa người Nhật có những điểm hay mà bất kì các quốc gia nào trên thế giới cũng cần phải học hỏi. Họ xem khách hàng là thượng đế, cho nên sẽ nỗ lực phục vụ và giúp đỡ khách hàng một cách tốt nhất với thái độ nhẹ nhàng thân thiện, mà bất kì ai gặp cũng sẽ yêu mến ngay lần đầu.

Lúc đến Nhật bạn sẽ được người dân ở đây hỗ trợ mọi thông tin một cách nhiệt tình

Lúc đến Nhật bạn sẽ được người dân ở đây hỗ trợ mọi thông tin một cách nhiệt tình

Vì vậy, khi sang đây du học, bạn còn nhiều bỡ ngỡ thì đừng ngần ngại hãy bắt chuyện, giao tiếp và cần đến sự giúp đỡ của họ, nếu vấn đề đó họ không biết, họ sẽ nhiệt tình tìm người biết về vấn đề đó để nỗ lực giúp bạn. Vì vậy, khi đến Nhật bạn sẽ không bị bơ vơ về thông tin, khi bạn đã quá quen thuộc và sống lâu với văn hóa này rồi, bạn cũng đừng quên hỗ trợ lại cho người khác như cách người Nhật đã hỗ trợ cho bạn những ngày đầu tiên nhé!

3. Xả rác bừa bãi là điều tối kị nhất ở Nhật

Người Nhật rất tôn trọng thiên nhiên và môi trường sống trong lành. Vì vậy, bạn tuyệt đối không được xả rác bừa bãi. Bạn chỉ phép bỏ rác vào đúng nơi quy định, nếu không có bạn phải kiên nhẫn để rác vào túi đồ của mình và mang theo đến khi nào bạn vào nhà hàng, nhà ga hay cửa hàng tiện lợi có thùng để rác thì bạn mới được phép vứt rác.

Nếu vứt bừa bãi bạn sẽ bị phạt nặng và được xem là người mất lịch sự. Thậm chí nhiều lúc bạn phải mang cả rác về nhà. Quy định về rác thải rất nghiêm ngặt và ý thức của người Nhật rất cao trong việc bảo vệ môi trường sống sạch, đẹp, văn minh.

4. Đi xe buýt tự động trả tiền vào thùng

Không giống như ở Việt Nam, ở Nhật xe buýt rất cần thiết cho người dân, đặc biêt là sinh viên, học sinh và công nhân viên chức. Vì ở Nhật hạn chế đi xe ô – tô hay động cơ để hạn chế bụi bẩn.

Trên tất cả các tuyến xe buýt ở Nhật luôn có thùng trả tiền tự động

Trên tất cả các tuyến xe buýt ở Nhật luôn có thùng trả tiền tự động

Chính vì vậy xe buýt hoạt động liên tục và rất cần thiết. Tuy nhiên, khi đi xe buýt các du học sinh Nhật nên nhớ, một là mình dùng thẻ hoặc có thể trả tiền mặt nhưng thường những đồng tiền này, được bỏ vào một cái hộp để trên xe như” hòm công đức” bảng giá tiền cho từng tuyến đã in sẵn trên bảng và mỗi người hãy ý thức chỉ việc trả đúng số tiền vào hòm đựng.

5. Không để xe đạp bừa bãi và không tự ý sử dụng xe đạp vô chủ

Ở Việt Nam nếu có việc phải vào cửa hàng mua đồ một lúc bạn có thể không cần gửi xe, nhưng ở Nhật tuyết đối bạn không nên để xe đạp ở vỉa hè, hay các nơi cộng cộng. Dù có làm gì bạn cũng phải gửi xe đúng nơi quy định, nếu không tiền phạt sẽ rất nặng.

Và điều này cũng đặc biệt lưu ý, xe đạp nếu bạn vô tình thấy trên đường và có vẻ đã lâu rồi không có ai dùng đến. Bạn không nên vì thế mà lấy sử dụng, điều này vô tình khiến bạn bị gán tội trộm cắp và có thể bị trục xuất về nước, cơ hội học tập trở lại rất khó.

Ở Nhật không được để xe đạp bừa bãi ở vỉa hè hay nơi công cộng

Ở Nhật không được để xe đạp bừa bãi ở vỉa hè hay nơi công cộng

Ngoài ra trong lúc điều khiển xe đạp ở Nhật, bạn không được chở người phía sau khi đi xe đạp. Dù xe đạp ở Nhật cũng có yên ở đằng sau nhưng bạn không được phép chở người đằng sau đâu nhé. Vì sự an toàn cho mọi người theo quy định của người Nhật, chúng chỉ được dùng để chở hàng hoặc để trống thôi.

6. Chủ nhà thuê hay ký túc xá nghiêm cấm nuôi chó mèo

Dù là ở nhà thuê hay ký túc xá. Một số căn hộ có quy định rất rõ ràng mức đóng phạt rất cao hoặc từ chối cho bạn thuê nhà nếu như tự ý mang chó mèo vào phòng.

7. Vi phạm pháp luật khi chuyển nhượng thông tin thẻ ngân hàng cho người khác

Nếu bạn vô tình hoặc cố ý cung cấp hoặc bán lại thẻ ngân hàng của mình cho người khác hoặc là một băng nhóm tội phạm thì bạn sẽ trở thành kẻ đồng lõa. Nếu không may gặp phải những trường hợp ở trên thì bạn sẽ bị trục xuất về nước và vĩnh viễn không thể trở lại Nhật.

8. Giữ nguyên trạng phòng ngủ trong kí túc xá

Không giống như ở Việt Nam, ký túc xá hay nhà trọ ở Nhật Bản khi cho thuê, có quy định, khi trả phòng phải để nguyên trạng như lúc ban đầu nếu bạn vô tình vẽ lên tường, dán decal, bôi bẩn hay làm hư hại sàn nhà, tủ, phòng tắm…thì sẽ bị bồi thường rất nặng.

9. Nắm vững quy định về việc làm thêm của du học sinh

Là du học sinh khi đến các nước bạn du học, với mức chi phí sinh hoạt đắt đỏ, bạn sẽ phải bắt buộc đi làm thêm để trang trải. Tuy nhiên, ở Nhật khi có nhu cầu muốn làm thêm, bạn cần đến cục xuất nhập cảnh địa phương để xin giấy phép.

Du học sinh làm thêm ở Nhật cần có giấy xác nhận của cơ quan địa phương xuất nhập cảnh

Du học sinh làm thêm ở Nhật cần có giấy xác nhận của cơ quan địa phương xuất nhập cảnh

10. Không nghỉ học quá số tiết quy định

 Đối với một du học sinh, thời gian làm thêm tối đa là 28 tiếng/tuần, nếu bạn nghỉ quá số tiết quy định thì sẽ bị thôi học và buộc phải về nước. Thậm chí quá thời gian này nhiều, bạn sẽ bị trục xuất khỏi Nhật và cơ hội du học trở lại rất khó.

Nội dung bài viết được tổng hợp bởi nozomi.edu.vn.

5/5 - (2 bình chọn)
Share.

Comments are closed.