Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Người Nhật dạy trẻ “ăn” như thế nào

0

Cập nhật vào 18/12

Hẳn nhiều người sẽ cho rằng, việc ăn là nhu cầu tự nhiên của mỗi con người, đâu phải là vấn đề gì to tát. Nhưng với người Nhật, ăn không đơn thuần là hoạt động đưa thức ăn lên miệng để nhai – nuốt, mỗi người cần hiểu biết về cách “ứng xử” và “yêu mến” thức ăn. Đặc biệt với những đứa trẻ, tính kỷ luật và văn hóa ứng xử thể hiện ngay trong cách bọn trẻ ăn uống và “ứng xử” với thức ăn.

1.  Học cách tự chuẩn bị thức ăn

Với các bà mẹ Việt, trẻ dù đã khá lớn, thậm chí học lên cấp 2, cấp 3 họ vẫn chuẩn bị thức ăn cho con, những đứa trẻ thì  tự cho rằng chúng cứ được quyền bày bừa trong bữa ăn và cha mẹ thì có trách nhiệm chuẩn bị đồ ăn cho con cũng như dọn dẹp, rửa bát sau khi trẻ ăn xong. Nhưng ở nước Nhật, dù ở trường hay ở nhà, trẻ con cũng đều được giáo dục rằng phải biết giúp đỡ cha mẹ chuẩn bị đồ ăn, cách ăn uống lịch sự cũng như việc dọn dẹp sau khi ăn xong. Đấy là một phần của văn hoá ẩm thực Nhật Bản.

Các bà mẹ Nhật luôn để ý đến việc dạy con tự nấu những món ăn đơn giản cũng như khuyến khích trẻ giúp đỡ mẹ trong bếp với khả năng tối đa của chúng. Điều này không những giúp trẻ biết quý trọng thức ăn, biết cách “cư xử” với thức ăn mà đồng thời còn khiến bé thấy ăn uống và nấu nướng cũng là một hoạt động rất vui và lý thú.

2.  Ăn uống theo sở thích

Khác với các bà mẹ Việt Nam luôn ép con mình ăn quá sức của chúng, ở Nhật, hiếm bà mẹ nào yêu cầu con phải ăn cái gì hoặc ăn hết lượng thức ăn bao nhiêu. Ví dụ ở lớp mầm non, pizza được bày lên và trẻ có quyền tự phét lên miếng bánh thức ăn nào mình thích. Các cô giáo chỉ khuyến khích bọn trẻ lấy thật nhiều loại rau và thịt sao cho bánh pizza sặc sỡ và nhiều màu nhất. Một số đứa trẻ chỉ thích ăn pizza với phomát không hoặc một số chỉ thích sandwich, không ăn pizza. Các cô giáo để chúng tự do làm theo ý mình, điều đó giúp cho bọn trẻ có được những khoảng thời gian vui vẻ và cảm thấy tích cực với vấn đề ăn uống và thực phẩm.

Người Nhật biết, trẻ con sẽ ăn được nhiều hơn nếu chúng cảm thấy ăn uống là một cách vui chơi, và nó rất vui.  Có lẽ chính vì như vậy, trẻ con Nhật không hề sợ ăn mà ngược lại, coi giờ ăn như một hoạt động thú vị. Khi lớn lên, hầu hết các bé đều ăn được đủ món mà không hề “kén cá chọn canh”.

3.  Nói “Cảm ơn” trước và sau khi ăn

Thêm một điểm đặc biệt trong việc ăn uống của trẻ con Nhật Bản, đó là các bà mẹ luôn dạy chúng nói “Cảm ơn” trước và sau khi ăn xong. Đó vừa là phép lịch sự trên bàn ăn, vừa là cách thể hiện lòng biết ơn với những người làm ra đồ ăn.

Khi bắt đầu vào bất kỳ bữa ăn nào, các bé không ăn ngay mà luôn nói to  “Itadakimasu” (nôm na là “Tôi rất vinh dự để bắt đầu ăn bữa ăn này”) – giống như trẻ con Việt Nam mời ông bà, bố mẹ trước khi ăn vậy. Khi bữa ăn hoàn thành, các bé cũng nói to “Goshisosamadeshita!” – một câu nói truyền thống của Nhật sau khi ăn cơm, nghĩa đại loại “cảm ơn vì bữa ăn ngon miệng này” rồi cũng mới kết thúc bữa ăn.

4.  Một thực đơn duy nhất

Nước Nhật coi trẻ em là niềm hy vọng của dân tộc nên dù khi đất nước nghèo đói nhất sau chiến tranh thế giới thứ hai,  trẻ em đi học thì phải được ăn cơm miễn phí. Ở các trường mầm non Nhật Bản, đồ ăn trưa rất đa dạng nhưng mỗi ngày chỉ có một thực đơn duy nhất và trẻ không được quyền lựa chọn. Đó là cách người Nhật dạy cho trẻ biết quý trọng thức ăn và hạn chế chuyện kén cá chọn canh. Tuy nhiên với những trẻ bị dị ứng, trường luôn có món ăn thay thế riêng cho các con.

5.  Giờ ăn cũng là giờ học

Ở các trường mầm non Nhật Bản, mỗi bừa ăn đều là giờ học. Trước hết, những học sinh trực nhật hôm đó phải xúc cơm cho bạn cứ không ngồi chờ rồi ăn cơm. Đó cũng là giờ học tính tự lập và tính đoàn kết của trẻ. Bọn trẻ cũng không ai ăn trước cho đến khi các bạn mình phát cơm xong và khâu chuẩn bị hoàn tất.

Các em cũng phải học cách tự xúc ăn, đương nhiên không thể nhanh, không thể khéo bằng các cô. Sẽ có đôi khi các em làm rơi khay, làm vãi canh, rớt thịt ra sàn. Tuy nhiên các cô giáo không hề bực bội mà luôn đứng bên cạnh để hỗ trợ các em. Nhà bếp cũng luôn có đồ ăn chuẩn bị thêm vì không hôm nào không có trẻ làm rơi đồ. Bọn trẻ luôn cố gắng ăn hết suất của mình vì bỏ thừa không được khuyến khích ở Nhật. Sau bữa ăn, trẻ lại được học cách tự mình dọn dẹp, mang bát đĩa trả về phòng bếp, gập bàn ghế, lau sàn phòng.

Có nhiều người ngỡ ngàng khi thấy trẻ con Nhật ăn uống kỷ luật nhưng cũng rất vui và hào hứng với thức ăn. Nhưng tìm hiểu phương pháp dạy trẻ “ăn” của các bà mẹ Nhật, có lẽ bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi vì sao  mẹ Nhật có thể dạy con mình hai việc tưởng như mâu thuẫn như vậy phải không?

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.