Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Có gì trong lễ hội ẩm thực của người Nhật Bản?

0

Cập nhật vào 22/02

Có gì trong lễ hội ẩm thực của người Nhật Bản?
Có gì trong lễ hội ẩm thực của người Nhật Bản?

Lễ hội ẩm thực Nhật Bản là một nét đẹp đặc sắc trong truyền thống ngàn năm của đất nước Nhật Bản. Vậy các lễ hội ẩm thực nổi tiếng của nước Nhật có gì?

Ẩm thực Nhật Bản mang bản sắc riêng biệt, vốn không sử dụng nhiều gia vị mà lại chú trọng làm nổi bật hương vị tươi ngon, tự nhiên vốn có của món ăn. Các món ăn của Nhật Bản thường có nét thanh tao, nhẹ nhàng và luôn luôn đi kèm với thiên nhiên từng mùa. Những món ăn của Nhật Bản đã vươn tới mọi nơi trên thế giới và ghi được dấu ấn khó quên trong lòng bất cứ ai có dịp được nếm qua dù chỉ 1 lần.

1. Sushi Nhật Bản

Từ xa xưa, người Nhật đã tìm ra được cách ủ hải sản gồm cá, tôm với cơm để giữ được mùi vị thơm ngon đặc trưng.

Sushi-biểu tượng của văn hóa ẩm thực Nhật Bản

Sushi-biểu tượng của văn hóa ẩm thực Nhật Bản

Khi ủ, người Nhật thường trộn một chút giấm với cơm để cơm mang vị ngọt xen lẫn vị chua, từ đây món ăn sushi nổi danh ra đời. Ngày nay cùng với việc sử dụng với các gia vị chế biến đã tạo được độ tươi ngon, hương vị nguyên chất, đa dạng về vị đồng thời làm tăng cảm giác ngon của sushi. Sushi được coi là một kiệt tác thành công và cũng là niềm tự hào trong nền văn hóa cũng các lễ hội ẩm thực ở Nhật Bản.

2. Wagashi – món bánh truyền thống của Nhật Bản

Wagashi – tên gọi đặc trưng cho những món bánh truyền thống của Nhật Bản, được làm từ bột nếp cùng với nhân đậu và hoa quả, khi qua bàn tay khéo léo và đầy tinh tế của những nghệ nhân, wagashi được bày biện công phu đẹp mắt, được dùng trong các tiệc trà đạo. Wagashi có hàm ý là “Vẻ đẹp tự nhiên”. Ở một góc độ nào đó sự kết hợp giữa wagashi và trà xanh là sự kết hợp mang nét tinh túy của trà đạo.

Wagashi – món bánh truyền thống của Nhật Bản

Wagashi

Vị thơm ngọt nhẹ nhàng từ wagashi sẽ làm giảm vị chát của trà xanh. Wagashi mang biểu tượng của sự hiếu khách bởi lẽ wagashi thường được tặng trong các buổi lễ cưới, lễ sinh nhật… đầy uy nghiêm và trang trọng.

Nghệ nhân khi làm wagashi lấy cảm hứng từ thiên nhiên bốn mùa của trời đất vốn đã đi sâu vào phong cách của người dân từ văn chương, nghệ thuật, thơ ca. Mỗi mùa sẽ có sự lựa chọn nguyên liệu cho wagashi khác nhau như bánh Sakura Mochi và bánh Kashiwa Mochi được xuất hiện trong mùa xuân.

3. Sashimi

Sashimi được coi là “nữ hoàng” của hương vị tinh khiết đến từ đại dương bao la mà thành phần chủ yếu là các loại hải sản tươi sống. Với món hải sản để làm Sashimi cần phải được đánh bắt bằng các dụng cụ riêng biệt, ngay khi đánh bắt được thì được xử lý luôn theo quy trình đặc biệt để có thể đảm bảo được sự tươi ngon của từng miếng Sashimi.

4. Bánh Takoyaki

Trong tiếng Nhật, tako có nghĩa là bạch tuộc, yaki là nướng. Đây là một loại bánh bột mì nhân bạch tuộc mang đậm đà hương vị mặn của biển cả, thăng hoa cùng sự thanh mát của đồng quê. Không cầu kỳ như các món ăn khác, bánh takoyaki đơn giản đến mức hầu như ai cũng có thể xắn tay vào bếp. Thật bình dị từ cách chế biến, lối trình bày cho đến kiểu thưởng thức, takoyaki bộc lộ một phần tính cách của người dân vùng đất Osaka huyền bí: mộc mạc, đơn giản, bộc trực.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Bột mì, bột dashi, bột tenkasu và trứng gà, hành tươi, bắp cải, gừng đỏ chua, bạch tuộc… Nguyên liệu dùng để làm nhân của takoyaki được xắt nhỏ, riêng bạch tuộc được luộc chín rồi thái miếng, đặc biệt là phần xúc tu giòn giòn.

Bánh Takoyaki trong ẩm thực Nhật Bản

Xoe tròn Takoyaki

Bánh takoyaki sau khi chín được để nguyên trong khay hoặc được xếp vào chiếc đĩa thuyền. Những chiếc bánh tròn chỉ bằng trái chanh nhỏ được rắc một chút rong biển tán nhỏ, chút vụn cá khô bào mỏng, thêm một chút nước xốt takoyaki hoặc xì dầu, mayonnaise. Nổi bật nhất trên sắc vàng ươm của da bánh chính là những lát vụn cá mỏng tang nằm cong cong cạnh sắc xanh của rong biển và màu trắng ngần xen lẫn sậm nâu sóng sánh của nước sốt mang tới một hương vị thơm ngon.

5. Bánh Mochi

Bánh Mochi là món ăn truyền thống rất được người Nhật yêu thích. Nguyên liệu để làm bánh không có gì khác ngoài gạo. Đó là loại gạo nếp ngọt và dẻo, người Nhật gọi là gạo Mochi. Vì được làm từ gạo dẻo nên bánh Mochi có độ kết dính rất cao.

Bánh gạo Mochi có ý nghĩa rất quan trọng trong văn hóa truyền thống Nhật Bản. Khi mùa vụ kết thúc, người Nhật đều tổ chức buổi lễ như thế này để bày tỏ lòng biết ơn đối với thần linh. Bánh Mochi được làm từ gạo vì theo quan niệm của người Nhật, hạt gạo là tinh hoa của trời đất, là cội nguồn của sự sống mà thần linh đã ban phát cho họ.

Bánh Mochi cũng là vật cúng không thể thiếu trong các gia đình Nhật Bản nhân dịp năm mới. Họ bày trí bánh gạo Mochi ở hốc tường Toko-noma trang trọng trong phòng khách hoặc trong nhà bếp. Những chiếc bánh này được gọi là Kagami-mochi, tức bánh Mochi dâng lên thần linh. Kagami-mochi được tạo thành từ hai chiếc bánh Mochi hình tròn nhỏ và lớn chồng lên nhau giống như cái hồ lô. Ngày Tết, người Nhật cúng bánh Mochi để cầu nguyện cho sự trường thọ. Trên đỉnh của kagami-mochi, người ta đặt một quả cam với mong ước gia đình phồn thịnh.

Bánh Mochi là món ăn truyền thống rất được người Nhật

Ngoài hình dáng hồ lô, bánh Mochi còn được người Nhật tạo hình theo nhiều cách khác. Bánh Mochi hoa anh đào được gọi là hana-mochi. Những cành hana-mochi cũng được dùng để trưng bày ở Toko-noma và gian thờ của căn bếp. Chúng được đặt ở đó trong suốt mùa đông dài với hy vọng mang lại trí tuệ, sự sáng suốt cho gia chủ.

Bánh Mochi là nguyên liệu quan trọng để chế biến nhiều món ăn. Điển hình nhất là món canh Zoni. Nó là sự kết hợp giữa bánh Mochi, rau và thịt. Canh zoni là món ăn không thể thiếu trong các gia đình người Nhật vào dịp năm mới.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.