Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Các loại visa Nhật Bản do chính phủ cung cấp năm 2019

0

Cập nhật vào 06/12

Có tất cả 27 loại thị thực nhập cảnh khi tôi tìm hiểu về các loại visa Nhật Bản, chủ yếu gồm 3 loại: Làm việc, phổ thông, và cho người thân thích. Dưới đây là những thông tin mà tôi tìm hiểu được.

Trước tiên bạn cần phải biết, nếu bạn muốn nhập cảnh vào nước Nhật với bất cứ mục đích nào như: Học tập, làm việc, du lịch hay sinh sống thì bạn bắt buộc phải tiến hành xin Visa tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sứ quán Nhật Bản tại quốc gia của bạn. Mỗi mục đích sang Nhật khác nhau sẽ cần phải xin loại visa tương ứng với mục đích đó.

Vậy có các loại Visa vào Nhật Bản?.

1. Các loại visa ở nhật được chính phủ công nhận

Có tất cả 27 loại Visa Nhật Bản được chính phủ cung cấp cho người nước ngoài như sau:

  1. Kỹ sư/chuyên gia/Dịch vụ quốc tế
  2. Chuyển đổi nhân viên nội bộ
  3. Lao động lành nghề
  4. Quản lý kinh doanh
  5. Lao động có kỹ năng chuyên môn cao
  6. Nhà ngoại giao
  7. Giáo sư
  8. Giảng viên
  9. Nghệ sĩ
  10. Người hoạt động tôn giáo
  11. Nhà báo
  12. Dịch vụ pháp lý/ kế toán
  13. Dịch vụ y tế
  14. Nghiên cứu viên
  15. Giải trí
  16. Sinh viên
  17. Học viên
  18. Thực tập viên
  19. Người phụ thuộc
  20. Hoạt động văn hóa phi lợi nhuận
  21. Khách tạm thời
  22. Hoạt động được chỉ định
  23. Vợ/chồng/ con của công dân Nhật Bản
  24. Cư dân dài hạn
  25. Thường trú nhân
  26. Vợ/chồng/con cái của thường trú nhân
  27. Lưu trú Y tế

Nhìn chung 27 loại Visa này được chia làm 3 nhóm chính như :

  • Visa làm việc: Loại Visa này cho phép bạn làm việc kiếm tiền tại. Đòi hỏi kiến thức hoặc kỹ năng chuyên môn cao.
  • Visa phổ thông: Đây là Visa dành cho đối tượng sang Nhật học tập, du lịch, thực tập… Với Visa này, bạn sẽ không được phép đi làm kiếm tiền hoặc đi làm với số giờ bị giới hạn (học sinh/sinh viên).
  • Visa cho người thân: Visa dành cho người Nhật/cư trú vĩnh viễn ở Nhật muốn đưa người nước ngoài (là vợ chồng, con cái) sang Nhật.

Ngoài ra còn thêm loại Visa lưu trú y tế.

2. Chi tiết các loại Visa ở Nhật

Có tất cả 27 loại thị thực nhập cảnh được chính phủ Nhật Bản cung cấp, nhưng chủ yếu phân bổ vào 3 nhóm chính. Dưới đây là những đối tượng visa cụ thể để bạn tham khảo (nguồn: https://www.juridique.jp/immigration.php).

2.1. Visa làm việc

Đối tượng của những loại Visa này: Những người có trình độ chuyên môn cao cấp.

Theo như những gì mình tìm hiểu được thì nếu bạn muốn có Visa làm việc Nhật Bản thì cần có bằng đại học hoặc các chứng chỉ chuyên môn thì mới đủ điều kiện yêu cầu nộp đơn xin Visa làm việc. Có hơn 12 loại hình Visa làm việc, mỗi loại cho phép người sở hữu được phép làm việc trong các loại hình kinh doanh và lĩnh vực khác nhau như: phóng viên, làm nghệ thuật, nghiên cứu, giáo dục, kỹ thuật, giải trí, quản trị kinh doanh, dịch vụ quốc tế,…

Thời gian Visa làm việc đối với những người có trình độ cao được cấp theo kỳ hạn kéo dài đến 5 năm và có thể gia hạn.

Bạn sẽ không được cấp Visa này trong trường hợp bạn muốn sang Nhật để làm những việc phổ thông như: Thợ cắt tóc, phục vụ bàn, nhân viên bán hàng, công nhân xây dựng…

Ngoài ra nếu bạn đổi việc trong thời gian ở Nhật và công việc mới không nằm trong lĩnh vực làm việc được phép bạn cần thay đổi loại Visa. Bạn cũng cần lưu ý nếu muốn xin cấp Visa làm việc phải được 1 công ty tại Nhật chấp nhận hoặc là có 1 người bảo lãnh.

Loại VisaYêu cầu
Kỹ sư/chuyên gia/Dịch vụ quốc tếBằng đại học trong lĩnh vực tương ứng, hoặc 10 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực khoa học vật lý, kỹ thuật hoặc khoa học tự nhiên khác.
Bằng đại học trong lĩnh vực tương ứng, hoặc 10 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực pháp lý, kinh tế, xã hội, hoặc trong khoa học con người.
Làm việc trong dịch thuật, phiên dịch, hướng dẫn ngôn ngữ, quan hệ công chúng, thương mại quốc tế, thiết kế thời trang, thiết kế nội thất, phát triển sản phẩm.

Yêu cầu: 3 năm kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực (ngoại trừ phiên dịch / dịch thuật), hoặc giảng dạy ngôn ngữ chỉ yêu cầu bằng đại học.

Chuyển đổi nhân viên nội bộNhững người nước ngoài đang làm việc tại các công ty nước ngoài, hoặc công ty con của các công ty Nhật Bản tại nước ngoài.

Yêu cầu: Làm việc ít nhất 1 năm ở văn phòng sử dụng ngôn ngữ tiếng Nhật

Lao động lành nghềKinh nghiệm chuyên môn 3-10 năm trong các lĩnh vực tương ứng: Nấu ăn, kiến trúc sư, chế biến đá quý, huấn luyện động vật, phi công…
Quản lý kinh doanhNhững người đầu tư vào một doanh nghiệp tại Nhật, hoặc quản lý doanh nghiệp tại Nhật thay cho nhà đầu tư khác.

Cần có văn phòng chuyên dụng tại Nhật, ít nhất đầu tư 5 triệu Yên vào kinh doanh tại Nhật, doanh thu đạt 10 triệu Yên, chi phí 5 triệu Yên cho việc gia hạn.

Lao động chuyên nghiệp có tay nghề caoĐây là dạng thị thực (visa) được Chính phủ Nhật Bản cấp nhằm thu hút những lao động chuyên nghiệp, hoặc những người có khả năng đóng góp cho kinh tế Nhật Bản.
Nhà ngoại giaoNhân sự của Đại sứ quán và Cơ quan lãnh sự, Cơ quan ngoại giao, nhân viên chính phủ và gia đình của họ. Đơn xin thông qua Bộ Ngoại giao, chứ không phải Cục quản lý xuất nhập cảnh.
Giáo sưNghiên cứu và giáo dục tại trường đại học hoặc các tổ chức giáo dục tương đương.
Giảng viênGiảng dạy ngoại ngữ hoặc môn học khác tại các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Chú ý: Giảng viên trong các trường ngôn ngữ tư nhân phải nộp đơn xin thị thực “Chuyên gia về Nhân văn / Dịch vụ Quốc tế”.

Nghệ sĩCác hoạt động nghệ thuật tạo thu nhập đủ để hỗ trợ cuộc sống của các nghệ sĩ ở Nhật Bản
Người hoạt động tôn giáoCác nhà truyền giáo được gửi từ các tổ chức tôn giáo nước ngoài.
Nhà báoCác nhà báo đã ký hợp đồng với các tổ chức truyền thông nước ngoài, bao gồm các nhà báo tự do.
Dịch vụ pháp lý/ kế toánLuật sư, kế toán viên công chứng hoặc chuyên gia khác có trình độ pháp lý.
Dịch vụ y tếBác sĩ, nha sĩ hoặc các chuyên gia y tế khác có trình độ tiếng Nhật.
Nghiên cứu viênNghiên cứu được thực hiện theo hợp đồng với các tổ chức công cộng hoặc tư nhân tại Nhật Bản.
Giải tríCác hoạt động biểu diễn sân khấu, biểu diễn âm nhạc, thể thao, hoặc bất kỳ chương trình kinh doanh nào khác.

Visa làm việc theo chuyên ngành kỹ sư

Visa làm việc tại Nhật theo chuyên ngành kỹ sư của một công dân Việt Nam

Tham khảo thêm: Lương cơ bản tại Nhật Bản năm 2020

2.2. Visa phổ thông

Đối tượng: Du học sinh, thực tập sinh, người phụ thuộc (vợ chồng, con cái), người sang Nhật theo các chương trình giao lưu văn hóa, khách du lịch… gồm những loại Visa như:

Loại VisaYêu cầu
Sinh viênHọc sinh theo học tại các trường đại học, trường dạy nghề (senmon gakko), trường trung học, trường trung học cơ sở, trường tiểu học hoặc trường dạy tiếng Nhật. Đơn xin thị thực được nộp qua trường và thời gian nộp đơn bị hạn chế.
Học viênĐào tạo để học và tiếp thu công nghệ, kỹ năng hoặc kiến ​​thức tại các tổ chức công cộng hoặc tư nhân tại Nhật Bản.

Loại Visa này chỉ được cấp khi đảm bảo ứng viên sau khi trở về nước sẽ tham gia vào một công việc đòi hỏi công nghệ, kỹ năng hoặc kiến ​​thức thu được ở Nhật Bản.

Thực tập viênThực tập sau khi được đào tạo theo visa học viên
Người phụ thuộcVợ/chồng/con của những người ở lại Nhật Bản theo thị thực làm việc, và thị thực không làm việc (trừ khách tạm thời và thực tập sinh).
Hoạt động văn hóa phi lợi nhuậnCác hoạt động văn hóa phi lợi nhuận tại Nhật Bản.

Các nghiên cứu hoặc nghiên cứu về các hoạt động văn hóa hoặc nghệ thuật của Nhật Bản.

Sinh viên đại học thực tập không có thù lao.

Khách tạm thờiKhách du lịch, nghỉ dưỡng, thể thao, thăm gia đình, tham gia các hội thảo, hội nghị hoặc đoàn tụ. Cũng có thể có các cuộc họp kinh doanh, ký hợp đồng, tham gia vào các hoạt động PR và tiến hành nghiên cứu thị trường.
Hoạt động được chỉ định cụ thểLoại Visa này được cấp theo từng trường hợp, và khả năng hoặc không làm việc được xác định cho từng trường hợp (Quản gia cho các nhà ngoại giao, sinh viên thực tập, kỳ nghỉ làm việc).

Xem thêm:

Thủ tục xin Visa du học Nhật Bản

Chia sẻ kinh nghiệm phỏng vấn xin visa du học Nhật Bản

2.3. Visa cho người thân

Đối tương: Dành cho những người nước ngoài được người Nhật bản địa bảo lãnh sang Nhật. Thời hạn cho Visa này với kỳ hạn từ 6 tháng đến 5 năm hoặc có thể hơn, tùy vào việc bạn làm ở Nhật.

Như những gì mình tìm hiểu được thì để được cấp loại Visa này bạn phải là vợ/chồng hoặc con đẻ (nếu con nuôi thì cần có giấy tờ được pháp luật công nhận) của người mang quốc tịch Nhật.

Loại VisaYêu cầu
Vợ/chồng/con của công dân Nhật BảnVợ hoặc chồng và con của công dân Nhật Bản.
Cư dân dài hạnNgười tị nạn, hậu duệ của công dân Nhật Bản, người chăm sóc con cái có quốc tịch Nhật Bản, người ly dị với quốc tịch Nhật Bản…
Thường trú nhânVisa được cấp cho những người đã ở một số điều kiện nhất định về thời gian ở Nhật Bản, thu nhập, nộp thuế …
Vợ/chồng/con cái của thường trú nhânVợ hoặc chồng và con cái thường trú nhân.

Nếu như bạn cần thông tin chia sẻ về cách làm visa sang Nhật để du lịch, có thể tham khảo tại: Kinh nghiệm làm visa du lịch Nhật Bản tự túc.

2.4. Visa lưu trú Y tế

Đối tượng: Dành cho bệnh nhân nước ngoài muốn đến Nhật Bản với mục địch chữa bệnh và sử dụng các dịch vụ y tế tại các cơ quan y tế, bệnh viện của Nhật.

Kỳ hạn Visa có thể kéo dài đến 3 năm, tùy tình trạng của người bệnh và các yếu tố khác. Thời gian lưu trú tối đa là 6 tháng.

Để làm được loại Visa này thì người đăng ký phải xuất trình kế hoạch chữa bệnh cụ thể tại Nhật, hoặc bảo đảm của người bảo lãnh. Người đi cùng có thể là người trong gia đình hoặc không, được cấp Visa giống như người trực tiếp đi khám. Ngoài ra người đi cùng đến Nhật để chăm sóc người bệnh, không được phép tham gia các hoạt động làm việc được trả lương, kinh doanh…

Trên đây là tổng hợp đầy đủ các loại Visa vào Nhật Bản dành cho các bạn quan tâm và đang có ý định đi du học, du lịch, làm việc…tại Nhật. Chúc các bạn có một chuyến đi tới Xứ Sở Mặt Trời Mọc đầy thú vị.

5/5 - (2 votes)
Share.

Comments are closed.