Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Mách mẹ 5 cách nuôi dạy trẻ 2 tuổi thông minh, biết nghe lời

0

Khi bước sang lứa tuổi thứ 2 đầu đời, trẻ sẽ bắt đầu tò mò học hỏi thế giới xung quanh. Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ về thể chất, trí tuệ thì trẻ cũng bắt đầu hình thành tâm lý bướng bỉnh, thế nên cha mẹ cần có cần có cách nuôi dạy con phát triển về mọi mặt để trẻ thông minh và luôn ngoan ngoãn.

Bài viết dưới đây chúng tôi xin gửi đến bạn cách dạy trẻ 2 tuổi thông minh, ngoan ngoãn, biết nghe lời

Không nên la mắng, quát tháo con trẻ

Trẻ mới chỉ 2 tuổi nên chưa thể hoàn thiện về mặt nhận thức nên trẻ khó có thể biết đâu là đúng, đâu là sai nên sẽ thường xuyên mắc lỗi. Lúc này cha mẹ không nên giận dữ, la mắng, quát tháo con bởi có thể trẻ sẽ thấy sợ chứ không thể nhận ra những gì mình sai để sửa đổi cho những lần sau. Cũng không ít những trường hợp với những trẻ khó tính hoặc hành động giận dữ của cha mẹ lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ khiến trẻ trở nên bướng bỉnh và lì lợm hơn.

Không nên la mắng, quát tháo con trẻ

Bạn hãy nghiêm giọng và nói cho trẻ hiểu về việc làm mà chúng đã làm sai, là hoàn toàn không tốt, các thể gây hậu quả xấu, ảnh hưởng đến chính bản thân trẻ và những người xung quanh. Đây là một phản ứng đúng đắn và cần thiết để con nhận ra lỗi lầm, qua đó cha mẹ cũng nên giúp con tìm cách khắc phục cho những lỗi lầm mình gây ra thay vì việc giận dữ và la mắng trẻ.

Có những cuộc trò chuyện nghiêm túc với trẻ

Nhiều bậc phụ huynh lầm tưởng rằng khi trẻ còn quá bé thì những cuộc nói chuyện sẽ không thể giải quyết được vấn đề gì. Cha mẹ nên cùng con có những buổi trò chuyện khi cả nhà đang ăn cơm, xem tivi,… về những vấn đề xung quanh cuộc sống.

Đây cũng là cách để bạn dạy cho con cách ứng xử, tránh những sai làm đáng tiếc có thể xảy đến.

Luôn dành cho trẻ sự tôn trọng

Nhiều bé trong lứa tuổi này có tính tò mò cao, muốn khám phá, chủ động trong mọi việc, đó có thể là giúp cha mẹ làm các việc nhà đơn giản như quần áo, sắp xếp đồ vật trong nhà,… Tuy nhiên nhiều bà mẹ với tính cầu thị cao, luôn đặt ra một chuẩn mực để trẻ phải thực hiện theo, điều này tuy đúng nhưng lại chưa thực sự phù hợp vào thời điểm này, nó sẽ khiến trẻ mất đi sự hào hứng.

Có thể thời gian đầu trẻ khó có thể làm tốt mọi thứ, cha mẹ nên giúp con khắc phục những sự cố đồng thời khích lệ tinh thần con để có gắng thêm cho lần sau thay vì chỉ ra những sai lầm của con và bắt chúng làm đi làm lại.

Tham khảo thêm chia sẻ cách dạy trẻ 2 tuổi thông minh của người mẹ Nhật khiến thế giới phải ngưỡng mộ để có phương án giáo dục hợp lý.

Không nên gây ra những áp lực, đặt yêu cầu quá cao dành cho trẻ

Bạn chỉ nên nhắc nhở khi con làm chưa tốt điều gì đó chứ không nên đặt ngày ra yêu cầu trước khi trẻ thực hiện, điều này vô hình chung lại tạo ra áp lực dành cho trẻ.

Không nên gây ra những áp lực, đặt yêu cầu quá cao dành cho trẻ

Nếu việc làm này cứ lặp đi lặp lại nhiều lần thì trẻ sẽ nghĩ rằng bạn đang cáu gắt khiến chúng mang tâm lý sợ sệt và dần trạo khoảng cách với cha mẹ.

Nên thực hiện một số hình phạt nếu trẻ lặp đi lặp lại lỗi lầm

Không ít trẻ có xu hướng lặp lại những sai lầm bởi chúng nghĩ rằng cha mẹ chỉ khuyên bảo và cùng lắm là la mắng chứ mình sẽ không bao giờ bị phạt. Cha mẹ nên đưa ra một số hình phạt mang tính răn đe để trẻ hiểu được rằng mỗi người sẽ phải nhận lấy hậu quả nếu làm những điều sai trái.

Bạn có thể thực hiện một số hình phạt đối với con như phạt trẻ đứng quay mặt vào tường, phạt trẻ ngồi một chỗ, phạt trẻ làm việc nhà, tịch thu đồ chơi của trẻ, cấm trẻ xem hoạt hình trong 1 ngày,…

Bài viết được nozomi.edu.vn tổng hợp và chia sẻ.

5/5 - (1 vote)
Share.

Comments are closed.