Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Lao động nước ngoài tại Nhật Bản có nhiều thay đổi trong năm 2019

0

Cập nhật vào 27/02

Để giải đáp cho bài toán khùng hoảng nhân lực tại Nhật Bản. Chính phủ nước này đã đưa ra dự luật mới về lao động nhập cư, và đang được Quốc hội nước này xem xét.

Hiện nay, xu hướng đi lao động nước ngoài tại Nhật Bản đang được phát triển mạnh mẽ, với mục đích là nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần cải thiện kinh tế gia đình…

Nhật Bản đang là thị trường trọng điểm tạo công ăn việc làm cho người lao động Việt. Với 3 năm làm việc tại Nhật, lao động Việt Nam có thể để ra hàng trăm triệu. Đồng thời học hỏi được kiến thức kinh nghiệm từ người Nhật. Tuy nhiên, các đối tượng đi lao động nước ngoài tại Nhật Bản đa số là người ở vùng quê nghèo nên sự hiểu biết còn hạn hẹp, đôi khi bị lừa đảo, bị nhầm lẫn thông tin chỉ vì chưa tìm hiểu kỹ hơn.

Nếu bạn có ý định sang Nhật lao động thì đừng bỏ qua bài viết này nhé.

14 lĩnh vực dự kiến được tiếp nhận lao động nước ngoài tại Nhật năm 2019

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, cơ chế tiếp nhận mới của Nhật Bản được thông qua sẽ là điều kiện thuận lợi phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác lao động giữa hai nước. Ngày 8/12/2018, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua Luật Quản Lý xuất nhập cảnh sửa đổi, trong đó có nội dung quy định về tư cách lưu trú mới là “kỹ năng đặc biệt”.

Dự kiến, các thông tin cụ thể về cơ chế tiếp nhận mới vào khoảng tháng 1/2019 và hướng tới bắt đầu triển khai từ 4/2019 đón nửa triệu lao động nước ngoài tại Nhật Bản năm 2019 đến 2025. Theo đó, Nhật sẽ mở thêm hai loại thị thực mới cho các lao động kỹ thuật cao và thấp trong các lĩnh vực này:

  • Trường hợp có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết đủ để đáp ứng công việc được gọi là “kỹ năng đặc biệt số 1”.
  • Trường hợp đã thi đỗ kỳ thi được xác định là có tính chuyên môn cao và có thể đáp ứng công việc đòi hỏi kỹ năng điêu luyện hơn được cấp tư cách “kỹ năng đặc biệt số 2”.

Với tư cách “kỹ năng đặc biệt số 1”, người lao động được giới hạn thời gian làm việc là 5 năm và không được bảo lãnh gia đình. Với tư cách “kỹ năng đặc biệt số 2”, người lao động có thể ở lại làm việc lâu dài và bảo lãnh gia đình cùng sang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản. (Nguồn dantri.com.vn).

Về lĩnh vực tiếp nhận: Phía Nhật Bản đang xem xét tiếp nhận lao động ở 14 ngành nghề:

  • Xây dựng.
  • Đóng tàu và công nghiệp cơ khí máy móc tàu thuyền.
  • Sửa chữa bảo dưỡng ô tô.
  • Hàng không.
  • Lưu trú khách sạn.
  • Điều dưỡng.
  • Bảo dưỡng cao ốc.
  • Nông nghiệp.
  • Ngư nghiệp.
  • Công nghiệp chế biến đồ uống và thực phẩm.
  • Dịch vụ ăn uống.
  • Ngành công nghiệp gia công cơ khí.
  • Ngành chế tạo máy công nghiệp.
  • Ngành công nghiệp điện và điện tử

Thị trường lao động Nhật Bản đang cần nhiều công nhân xây dựng

Thị trường lao động Nhật Bản đang cần nhiều công nhân xây dựng

Thiếu nhân viên điều dưỡng là một khó khăn của ngành Y tế Nhật Bản

Thiếu nhân viên điều dưỡng là một khó khăn của ngành Y tế Nhật Bản

Đối tượng tiếp nhận và yêu cầu tuyển dụng:

  • Nam/nữ có độ tuổi từ 19-30 tuổi. Nữ cao 155cm trở lên, nặng 45kg trở lên. Nam cao 165cm trở lên, nặng 55kg trở lên.
  • Tốt nghiệp cấp 2 trở lên, là học sinh, sinh viên theo học các trường Trung Cấp Nghề, Cao Đẳng Nghề, Đại học.
  • Điều kiện xuất khẩu lao động Nhật Bản về sức khỏe: Sức khỏe tốt, không nhiễm viêm gan B, HIV, tiểu đường, phổi… chịu được áp lực công việc.
  • Không bị cận thị: Chấp nhận bị cận từ 8/10 trở lên, không mù màu.
  • Không có tiền án tiền sự (dù đã hết hạn cũng không được đi). Chưa từng nhập cảnh vào Nhật Bản dưới bất kỳ hình thức nào.

Tiêu chuẩn kỹ năng: Có kiến thức và kinh nghiệm cần thiết để có thể làm việc ngay trong lĩnh vực tiếp nhận, xác nhận bằng kỳ thi do Bộ ngành chủ quản quy định.

Tiêu chuẩn năng lực tiếng Nhật: Có thể giao tiếp thông thường, về cơ bản có năng lực tiếng Nhật đủ cho sinh hoạt hàng ngày, xác nhận bằng kỳ thi nhằm đánh giá năng lực cần thiết cho mỗi lĩnh vực tiếp nhận.

Thực hiện kỳ thi đánh giá kỹ năng và năng lực tiếng Nhật: Chủ thể thực hiện kỳ thi là đoàn thể ngành của lĩnh vực tiếp nhận và Quỹ Giao lưu quốc tế Nhật Bản (đối với kỳ thi tiếng Nhật). Tuy nhiên, hiện đang xem xét quyết định kỳ thi này sẽ được thực hiện ở Nhật Bản hay tại nước phái cử.

Yêu cầu về hồ sơ: Người lao động phải hoàn thiện đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ được công ty xuất khẩu lao động yêu cầu trước khi xuất cảnh như: hồ sơ, hộ chiếu, visa.. và chưa từng xin visa đi Nhật theo mọi hình thức.

Mức lương: Mức lương của lao động người nước ngoài tối thiểu bằng mức lương của người lao động Nhật ở cùng vị trí và được ghi rõ trong hợp đồng ký kết với người lao động đó. Bạn có thể tham khảo thêm về Mức lương cơ bản theo giờ tại Nhật Bản để tham khảo thêm.

Chuyển việc: Cho phép chuyển việc trong lĩnh vực đã đề cập khi làm thủ tục nhập cảnh và đăng ký tư cách lưu trú (tuy nhiên cần có báo cáo và làm các thủ tục cần thiết khi chuyển việc).

Tiêu chuẩn đơn vị tiếp nhận: Ngoài các quy định về tuân thủ pháp luật về quan hệ lao động, bảo hiểm xã hội và cơ chế hỗ trợ lao động người nước ngoài.

Các cơ quan tiếp nhận cần đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định để đảm bảo không có quá nhiều lao động bỏ trốn. Đặc biệt, sẽ không tiếp nhận các lao động thuộc trường hợp:

  • Lao động có kỹ năng đặc biệt thông qua sự giới thiệu của công ty phái cử.
  • Công ty môi giới đã, hoặc có ý định nhận tiền ký quỹ từ người lao động có kỹ năng đặc biệt, hoặc từ người thân của lao động đó.

Điều này để loại bỏ những công ty môi giới thiếu đạo đức.

Bộ LĐTB & XH quy định về chi phí xuất khẩu lao động Nhật Bản như nào?

Quy định mới nhất về phí xuất khẩu lao động tại thông tư liên tịch số 16 của Bộ LĐTB&XH và Bộ Tài Chính nêu rõ: “Các công ty hoạt động trong lĩnh vực tuyển người đi lao động tại nước ngoài chỉ được phép thu tối đa 1 tháng tiền lương cơ bản cho phí môi giới và 1 tháng cho dịch vụ trên mỗi năm làm việc.”

Tiền lương để tính phí không bao gồm tiền thưởng, phụ cấp, tiền làm thêm giờ. Trong đó có các khoản:

Tiền môi giới: Đây là khoản chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho bên môi giới để ký kết và thực hiện hợp đồng cung ứng lao động. Người lao động có trách nhiệm hoàn trả cho doanh nghiệp một phần hoặc toàn bộ tiền môi giới theo quy định của Bộ LDTB&XH.

Tiền phí môi giới không áp dụng đối với trường hợp người lao động đã hoàn thành hợp đồng ký với doanh nghiệp và được chủ sử dụng lao động gia hạn hoặc ký hợp đồng mới.

Tiền dịch vụ: Là khoản chi phí mà lao động phải trả cho doanh nghiệp để thực hiện hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tiền dịch vụ không áp dụng đối với trường hợp người lao động đã hoàn thành hợp đồng ký với doanh nghiệp (kể cả thời gian gia hạn theo hợp đồng) và được chủ sử dụng lao động gia hạn hoặc ký hợp đồng lao động mới.

Để tránh bị môi giới xuất khẩu lao động Nhật Bản lôi kéo, lừa gạt, và để tránh tham gia vào các công ty XKLĐ thu các khoản chi phí cao, các bạn hãy tham khảo, tìm hiểu, liên lạc đến những công ty đã được Bộ LĐ TB & XH cấp giấy phép.

Địa chỉ liên lạc của các cơ quan chủ quản

Cục Quản lý lao động ngoài nước:

  • Địa chỉ: 41B, Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại: (84.4) 824 9522/ 934 0925
  • Fax: (84.4) 824 0122

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản:

  • Địa chỉ: 50-11, Motoyoyogi-cho Shibuya-ku, Tokyo 151, JAPAN
  • Điện thoại: (813) 3466 3313
  • Fax: (813) 3466 3391

Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Nhật Bản

  • Tokyo 151-0062, Shibuya-Ku, Motoyoyogi-Cho 10-4, Okawa Biru 101
  • Điện thoại: 0081-3-3466-4324
  • Fax: 0081-3-3466-4314

Trên đây là những thông tin cơ bản về Nhật Bản tuyển lao động nước ngoài và những kiến thức cần thiết mà các bạn đi xuất khẩu lao động phải nắm để tự bảo vệ quyền lợi cho bản thân mình. Để có thể làm việc tốt tại Nhật Bản, các bạn sẽ cần phải trang bị thêm nhiều kiến thức về kinh nghiệm làm việc, cách sinh hoạt, xử lý các tình huống bất ngờ… Chúc các bạn thật thành công và sức khỏe tốt.

5/5 - (3 votes)
Share.

Comments are closed.