Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Lễ hội Obon – Lễ Vu Lan của người Nhật Bản

0

Cập nhật vào 06/12

Obon là một lễ hội truyền thống có lịch sử hơn 500 năm tại Nhật Bản. Ý nghĩa của lễ hội này cũng giống như lễ Vu Lan (Lễ xá tội vong nhân) ở nước ta và Trung Quốc. Lễ hội Obon vẫn luôn được coi như một ngày lễ tinh thần vô cùng quan trọng, linh thiêng, được người dân khắp các vùng miền trên đất nước coi trọng và gìn giữ.

Lễ hội Obon là một trong những lễ hội mùa hè nhật bản được mong đợi nhất. Để hiểu được tại sao lễ hội này lại được người Nhật Bản mong chờ như vậy, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Nhật Bản là đất nước sử dụng lịch phương Tây, nhưng văn hóa tại đây vẫn mang đậm nét phương Đông truyền thống. Tại Nhật Bản có nhiều lễ hội truyền thống được duy trì hàng trăm năm với ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thu hút sự chú ý và tham dự không chỉ của người dân nơi đây mà còn thu hút rất nhiều du khách nước ngoài, trong đó có lễ hội Obon diễn ra vào tháng 8 dương lịch hàng năm. Đây là lễ hội lớn mang đậm nét phong tục truyền thống Nhật Bản.

1. Nguồn gốc của lễ hội Obon

Obon là dạng viết tắt của Ullambana, có nguồn gốc từ tiếng Phạn, có nghĩa là “treo ngược lên” và dùng để chỉ một sự giải thoát to lớn. Người Nhật tin rằng vào ngày này những người chết có thể thoát khỏi cảnh khổ cực của việc bị treo ngược lên dưới địa ngục do những tội ác mà họ đã làm.

Lễ hội Obon bắt nguồn từ một phong tục của người theo Phật giáo – là dịp để cầu nguyện cho linh hồn của tổ tiên. Trải qua thời gian dài, phong tục này đã phát triển thành lễ đoàn tụ gia đình, là thời điểm mọi người trở về quê cha đất tổ thăm viếng, dọn dẹp phần mộ của tổ tiên. Đây cũng là thời điểm mà họ tin rằng linh hồn của những người đã mất được phép trở về thăm con cháu.

Hoạt động trong lễ hội Obon tại Nhật Bản

Lễ hội này bắt nguồn từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên, một đệ tử của Đức Phật đã cứu mẹ khỏi sự thống khổ sau khi chết trong Kinh Vu Lan Bồn. Do tưởng nhớ về người mẹ đã chết, ông đã sử dụng sức mạnh thần thông của mình để biết mẹ mình hiện giờ thế nào. Ông phát hiện ra bà phải sanh làm Quỷ đói và bị hành hạ khổ sở do những tội ác mà bà đã làm khi còn sống. Ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ. Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ.

Ông tìm đến Đức Phật và hỏi làm cách nào để có thể cứu mẹ. Đức Phật đã dạy ông rằng: “Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó”.

Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng: chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này.

2. Thời gian diễn ra lễ hội Obon

Lễ hội Obon là một ngày lễ lớn trong năm của người dân Nhật Bản, nhưng thời gian diễn ra lễ hội này lại khác nhau tại các vùng miền. Có 3 đợt lễ hội Obon diễn ra trong năm trên khắp đất nước Nhật Bản để bạn có thể sắp xếp lịch trình du lịch và tham dự.

Shichigatsu Bon (Bon tháng bảy), tổ chức vào ngày 15 tháng 7 dương lịch, ở các vùng như Tokyo, Yokohama và Tohoku.

Kyu Bon (Bon cũ) tổ chức ngày 15 tháng 7 âm lịch ở các vùng phía Bắc Kanto, Chugoku, Shikoku và các đảo ở phía Tây Nam.

Hatchigatsu Bon (Bon tháng tám) thì được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 dương lịch. Đây là ngày phổ biến nhất và là ngày hội Obon lớn nhất được tổ chức tại cố đô Kyoto.

Lễ hội Obon thường diễn ra trong 4 ngày, ngày đầu tiên là ngày đón mừng lễ hội, tiếp đó là ngày lễ chính, ngày cuối cùng là ngày tạm biệt lễ hội.

3. Các sự kiện diễn ra trong lễ hội Obon

Trong ngày đầu tiên của lễ hội Obon (ngày 13), người ta treo và thắp sáng các lồng đèn ở phía trước căn nhà, đi thăm viếng nơi yên nghỉ của người thân đã quá cố, tại đây họ quét dọn vệ sinh, tu sửa xung quanh và mời linh hồn của tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã quá vãng về đoàn tụ với con cháu. Ở một số vùng, lồng đèn không những được treo ở trong nhà mà còn được treo dọc theo các con đường dẫn vào nhà để hướng dẫn linh hồn người quá vãng.

Sự kiện lớn nhất của lễ hội Obon Nhật Bản diễn ra vào ngày thứ hai, thứ ba (ngày 14, 15), người dân sẽ dâng lửa để soi đường cho linh hồn của những người đã khuất trở về trời. 5 đám lửa lần lượt được đốt lên ở 5 ngọn núi xung quanh Kyoto trong khoảng 1 giờ đồng hồ.

Vị trí đốt lửa tại 5 ngọn núi xung quanh Kyoto

Những đám lửa lớn được sắp xếp theo hình dạng của các chữ Hán. Bắt đầu là chữ Đại (Daimonji), rồi đến Diệu (Myo), Pháp (Ho) và Thuyền (Funagata), chữ Đại nhỏ ở đỉnh núi nhỏ hơn gọi là Hidari-Daimonji, gần với chùa Vàng.

Đám lửa chữ Đại - Daimonji

Đám lửa chữ Đại – Daimonji

Đám lửa chữ Diệu - Myo

Đám lửa chữ Diệu – Myo

Đám lửa chữ Pháp - Ho

Đám lửa chữ Pháp – Ho

Đám lửa chữ Thuyền - Funagata

Đám lửa chữ Thuyền – Funagata

Đám lửa hình chữ Đại nhỏ - Hidari Daimonji

Đám lửa hình chữ Đại nhỏ – Hidari Daimonji

Đây cũng là thời điểm bắt đầu các sự kiện ngoài đường phố.

Vào ngày cuối cùng của lễ hội Obon (ngày 16), người ta đem lồng đèn đến thả ở các sông, hồ, các bờ biển, xem như là để tiễn đưa linh hồn của người quá cố về với thế giới của họ. Thường lễ hội sẽ kết thúc với màn bắn pháo hoa rực rỡ và đẹp mắt.

Bạn có thể tham khảo thêm thông tin chi tiết về các hoạt động trong bài viết: Tuần lễ Obon người Nhật thường làm những gì?

Ngoài ra trong ngày lễ Obon, người dân Nhật Bản còn tổ chức các hội chợ, nơi có rất nhiều các trò chơi để công chúng tham gia giải trí. Đặc biệt trong ngày lễ sẽ có chương trình ca múa theo những vũ điệu dân gian Bon Odori.

4. Điệu nhảy Bon Odori trong lễ hội Obon

Điệu nhảy Bon Odori được người dân Nhật Bản sử dụng trong ngày lễ Obon bắt nguồn từ sự tích của tích Bồ tát Mục Kiền Liên (ở trên). Sau khi hoàn thành lễ cúng, linh hồn mẹ ông được siêu thoát. Quá đỗi vui mừng, Ông  liền nhảy một điệu múa. Về sau, lễ hội tổ chức để thể hiện lòng biết ơn tới cha mẹ và linh hồn tổ tiên gọi là Obon, còn điệu múa nổi tiếng của lễ hội được đặt tên là Bon Odori.

Điệu nhảy Bon Odori bắt nguồn từ một điệu nhảy dân gian của người Nenbutsu để xoa dịu linh hồn của những người đã khuất. Sau này mỗi địa phương đều có điệu nhảy Bon Odori của riêng mình với nhạc và động tác khác nhau.

Điệu nhảy Bon Odori trong lễ hội Obon

Thông thường mọi người thường nhảy múa quanh Yagura, là một giàn giáo bằng gỗ được dựng lên trong lễ hội đặc biệt này. Trong khi nhảy múa, người ta di chuyển cho Yagura quay theo chiều kim đồng hồ.

Các động tác và cử chỉ trong điệu múa Bon thường phản ánh chính xác lịch sử, công việc hay địa lý của vùng miền. Ví dụ Tanko Bushi là bài hát nói về công việc khai thác than ở mỏ Miike thuộc Kyushu. Sự chuyển động trong các điệu múa đã miêu tả việc đào than, đẩy xe và treo đèn lồng. Soran Bushi là một bài hò kéo biển, các động tác khi múa thể hiện việc kéo lưới. Trong khi múa Bon, mọi người có thể sử dụng thêm những vật dụng khác như khăn nhỏ, quạt, lắc chuông. Đối với Hanagasa Odori, các vũ công thường sử dụng mũ rơm có trang trí hoa.

Bạn muốn tìm hiểu thêm về điệu nhảy Bon Odori truyền thống này, hãy  đọc bài viết Điệu nhảy Bon Odori – nét đẹp văn hóa Nhật trong lễ hội Obon

Người dân và khách du lịch cùng nhảy điệu Bon Odori

5. Trang phục được sử dụng trong lễ hội Obon

Trang phục truyền thống được người dân Nhật Bản sử dụng trong lễ hội Obon đó là yukata (kimono mùa hè), được làm bằng chất liệu vải mỏng và thoáng mát.

Trang phục được sử dụng trong lễ hội Obon

Tuy nhiên trong ngày lễ hội, người ta cũng không bắt buộc trang phục của người tham gia, bạn có thể sử dụng trang phục hàng ngày nhưng cần phải đảm bảo lịch sự và nhã nhặn. Tham khảo thêm về trang phục Yukata.

Người dân sẽ nhảy múa xung quanh sân khấu ngoài trời, bất kỳ ai cũng có thể tham dự lễ hội này.

6. Đồ thờ cúng trong lễ hội Obon

Có nhiều nét tương đồng trong lễ hội Obon của Nhật Bản và Lễ Vu Lan của Việt Nam, nhưng cũng có nhiều sự khác biệt trong 2 ngày lễ này: Ở Việt Nam, người dân thường đốt vàng mã để dâng lên người đã khuất. Còn ở Nhật Bản, người dân sử dụng các loại bánh khảo và các loại hoa, quả có màu sắc hấp dẫn, cách trang trí tinh xảo rất đẹp.

Bánh khảo trong ngày lễ Odon tại Nhật Bản được làm từ bột gạo màu xanh, đỏ, vàng… trông rất hấp dẫn và thường có hình hoa sen (Hasu Okashi)

Đồ thờ cúng trong lễ hội Obon

Trong 3 ngày lễ Obon, đồ cúng lễ sẽ được thay đổi mỗi ngày với ý nghĩa khác nhau: Ngày 13 là Mukaedango (Bánh đón linh hồn); ngày 14 là Ohagi (Một loại bánh bột gạo); ngày 15 là Soumen (Bún làm bằng bột mì) và ngày 16 là Okuridango (Bánh tiễn linh hồn).

Bạn có thể thể biết thêm chi tiết về các món ăn truyền thống của Nhật qua: Những món ăn trong lễ hội Obon có thể bạn chưa biết?

Ngoài lễ hội Obon thì Nhật Bản cũng còn rất nhiều lễ hội đặc sắc khác, bạn có thể tìm hiểu thêm:

5/5 - (3 votes)
Share.

Comments are closed.