Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Phong tục đón năm mới ở Nhật Bản có gì đặc biệt

0

Cập nhật vào 23/02

Dù lịch tết ở Nhật Bản tính theo lịch dương nhưng dù mọi thứ có xoay vần theo thời gian thì việc đón năm mới ở đất nước này vẫn vẹn nguyên giá trị. Cùng tìm hiểu về phong tục đón năm mới ở Nhật Bản để hiểu thêm vẻ đẹp cổ điển truyền thống và các tập tục được lưu truyền từ xa xưa.

Những công việc chuẩn bị cho việc đón tết của người Nhật

Dọn dẹp vệ sinh cửa nhà

Thường thì trước tết 1 – 2 tuần thì mọi người trong gia đình bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, mua sắm những vật dụng cần thiết. Từ phía trong đến trước cổng nhà đều được trang trí bằng các đồ dùng phần lớn làm từ thân tre, gỗ thông và mận. Những ngày khác trong năm mọi người thường bận đi làm nên không có nhiều thời gian để chăm sóc cho gia đình. Đây chính là dịp mà mọi người có thể quây quần và tân trang lại ngôi  nhà của mình.

Dọn dẹp nhà cửa là việc đầu tiên cần làm để đón năm mới

Dọn dẹp nhà cửa là việc đầu tiên cần làm để đón năm mới

Trang hoàng, làm đẹp ngôi nhà

Tại Nhật, trước cửa nhà đều treo một bó Kadomatsu để cầu may mắn bình an. Thường thì mọi người sẽ dựng cây tùng vào ngày 13/12. Người Nhật họ kiêng việc dựng cây tùng vào ngày 29, tối giao thừa bởi điều này được xem là không nên vì không mang lại may mắn.

Để cầu bình an thì nhiều gia đình cũng dùng Wakazari để đặt trong bếp. Nó nhìn giống bó hoa hình tròn được tết bởi một đoạn dây thừng, phía trước có kết nhiều loại hoa nhiều màu sắc còn phía sau có móc treo. Việc treo Wakazari trong góc bếp có ý nghĩa như việc tạ ơn những vị thần lửa thần nước đã dung hòa và mang đến hạnh phúc ấm no cho mọi người. Còn những người lái xe thì họ thường treo Wakazari ở mui xe như lời cầu mong bình an trên mọi nẻo đường.

Ngoài ra, một vài khung cửa của gia đình Nhật còn được trang trí thêm những vật dụng khác như đồ đan bằng lá có màu trắng, dây thừng tết bằng cỏ ẩm, quả quýt và dải giấy trắng…. Mỗi màu sắc đều có ý nghĩa nhất định và chứa cả ý nguyện về một năm mới an lành, hạnh phúc ấm no.

Trả hết nợ

Những khoản nợ nần từ năm cũ đều được người Nhật thanh toán hết trước tết để có được khởi đầu mới thuận lợi, nhiều may mắn hơn trong công việc và đời sống.

Nấu bánh và chế biến bánh tết

Đến khoảng 28, 30 tết là các mẹ các chị trong nhà sẽ chuẩn bị những món ăn ngày tết sao cho thật nổi bật. Bánh tết là món ăn truyền thống của đất nước nhật bản là vì nó tượng trưng cho sự may mắn, đủ đầy. Còn những món ăn tổng hợp là có món ăn ngọt được làm bằng các nguyên liệu từ rễ cây ngưu bàng, trứng cá, sardin khô, tảo ăn, hạt dẻ và khoai lang,…

Mọi người quây quần bên nhau cùng đón năm mới

Mọi người quây quần bên nhau cùng đón năm mới

Những tục lệ đặc trưng đón chào năm mới của Nhật Bản

Đêm giao thừa bên nhau

Đến đêm 30 tết thì cả nhà sẽ bên nhau ăn tất niên với nhiều mong ước tốt lành. Giây phút đồng hồ điểm 24h cũng chính là thời khắc thiêng liêng nhất tiếng chuông nhà chùa sẽ vang lên. Tất cả mọi người cùng nghe tiếng chuông qua kênh truyền hình trực tiếp từ tivi. Người nhật quan niệm là tiếng chuông điểm đủ 108 tiếng sẽ đủ năng lượng để xua đuổi 108 con quỷ sứ tàn độc.

Mọi người quây quần bên nhau nghe lời chúc mừng năm mới từ người lớn tuổi nhất trong nhà và nâng chén rượu thần, ăn bánh và cùng trò chuyện.

Thắp hương cúng tổ tiên và các vị thần

Người Nhật cũng bày các loại bánh dầy, bánh Tokonoma lên bàn thờ tổ tiên ông bà vào đêm giao thừa để tỏ  lòng kính trọng và nhớ đến những người thân đã khuất và những vị thần. Mâm cỗ ngày tết có đặt đôi đũa đầu nhọn bởi tín ngưỡng là những bậc thánh thần ăn bằng đũa này.

Lì xì may mắn

Đến ngày 1/1 khởi đầu năm mới thì người nhật quan niệm việc xem mặt trời mọc lúc này sẽ rất tốt để có thể đón chào một năm an khang, thịnh vượng.

Và bánh tết sẽ được chia ra cho mọi người trong gia đình cùng ăn. Theo quan niệm thì vị thần Toshigamisama sẽ mang đến cho gia chủ sức khỏe, năng lượng dồi dào qua từng miếng bánh Tết sau khi cúng Thần. Đây cũng là nguồn gốc ra đời của phong tục lì xì ngày tết còn được gọi là Toshidama.

Chúc tết

Bắt đầu từ mùng 1 thì mọi người sẽ đi chúc tết nhau. 3 ngày đầu xuân vào tháng giêng được người Nhật gọi là ba ngày chúc tụng với mong ước năm mới yên ấm, thuận hòa.

Thường thì gia chủ sẽ chuẩn bị quyển sổ và bút chì ký tên trước cổng nhà để khi có người đến chúc tết có thể để lại thông tin hoặc danh thiếp của mình vào. Thậm chí khi đến còn có khách đưa cả một khăn thêu nhỏ thêu tên mình gửi tặng chủ nhà.

Bên cạnh đó, người Nhật còn tặng nhau thiếp mừng năm mới. Nếu có nhiều thiệp mừng cùng một người thì sẽ được gộp chung lại và gửi một lần đúng  ngày mùng 1 Tết để tạo bất ngờ, hạnh phúc cho người nhận.  Nhưng phong tục gửi thiếp mừng đầu năm này sẽ không được thực hiện nếu như năm đó gia đình có người thân qua đời. Bởi theo quan niệm thì nếu có đau buồn thì không nên phô trương, vui mừng mà yên tĩnh để tưởng nhớ đến người thân đã khuất.

Bạn có thể tham khảo thêm về phong tục đón tết ở Nhật Bản để hiểu thêm về những truyền thống hấp dẫn nơi đây.

Lễ chùa đầu năm

Người Nhật cũng có phong tục xuất hành đầu năm để lễ chùa cầu may mắn. Đến chùa, điều đầu tiên mọi người cần làm là súc miệng rửa tay. Họ sẽ cho vào thùng tam bảo hay hòm công đức những đồng tiên xu coi như tiền dâng hương  dâng hoa lên Đức Phật.

Mọi người cúi lạy nguyện cầu cho công việc, bản thân và gia đình được yên ấm, thuận hòa và gặp nhiều may mắn.

Có thể nói, phong tục đón năm mới của người Nhật cũng có nhiều điểm tương đồng  với người Việt. Sau một năm tất bật với công việc, tết đến mọi người tạm gác lại những lo lắng bộn bề và dành nhiều thời gian hơn bên nhau.

Nội dung bài viết được tổng hợp bởi https://nozomi.edu.vn.

5/5 - (1 vote)
Share.

Comments are closed.