Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Tết Việt Nam, Nhật Bản và Trung Quốc giống và khác nhau như thế nào?

0

Việt Nam, Nhật Bản và Trung Quốc đều là những quốc gia có nhiều nét văn hóa, phong tục tương đồng nhau. 3 đất nước đều rất coi trọng những truyền thống tốt đẹp từ ngàn xưa và nhất là gìn giữ nét đẹp ngày Tết. Vậy bạn có biết tết Việt Nam, Nhật Bản và Trung Quốc giống và khác nhau như thế nào không?

Dù Trung Quốc và Việt Nam đón tết theo lịch âm còn Nhật Bản hiện nay đón tết theo lịch dương nhưng phong tục truyền thống văn hóa vẫn có những nét tương đồng nhau. Dĩ nhiên là điều này không hoàn toàn giống nhau vì mỗi quốc gia vẫn lưu giữ được bản sắc văn hóa rất riêng của riêng đất nước mình.

Điểm giống nhau giữa việc đón tết của Việt Nam, Nhật Bản và Trung Quốc

Thờ cúng tổ tiên

Giữa các quốc gia đều có nhớ đến tổ tiên, người thân đã mất và thực hiện việc thờ cúng ông bà tổ tiên. Điểm khác nhau là có đất nước không đặt bài vị trong gia đình chỉ tết mới đưa về nhà.

Đi lễ chùa

Bước sang năm mới mọi người ở cả 3 quốc gia thường đi lễ chùa dâng hương dâng hoa để cầu mong  một năm mới bình an, gặp nhiều may mắn trong công việc và đời sống.

Đón tết của Việt Nam, Nhật Bản và Trung Quốc có điểm giống nhau

Đón tết của Việt Nam, Nhật Bản và Trung Quốc có điểm giống nhau

Chúc tết

Từ Việt Nam đến Nhật Bản hay Trung Quốc đều có phong tục đi chúc tết anh em họ hàng khi tết ra. Đây là truyền thống tốt đẹp chúc nhau một năm mới an khang thịnh vượng.

Đoàn tụ, quây quần bên nhau

Tết nhất là thời gian đoàn tụ cùng gia đình. Sau một năm làm việc gian khổ thì đây cũng là phút giây để mọi người tạm bỏ đi những gánh nặng để quây quần, đón tết thật vui vẻ. Từ Việt Nam, Nhật Bản hay Trung Quốc cũng cùng nhau dọn dẹp vệ sinh nhà cửa thật sạch sẽ tinh tươm trước khi tết đến. Sau đó, đúng thời điểm giao thừa thì cả nhà quây quần đông đủ bên nhau nghe lời chúc từ người thân và chúc nhau một năm mới tốt đẹp hơn.

Khai bút

Cả ba quốc gia đều rất coi trọng hành động đầu tiên trong năm mới. Lời nhắc, hành động sau thời điểm giao thừa mọi người quan niệm chính là hành động mang tính khởi đầu, biểu tượng và đem lại may mắn hoặc đen đủi cho cả một năm sau đó.

Những người làm công việc liên quan đến giấy bút hay trẻ em thường dành thời gian để khai bút. Đó thường là lời chúc cho bản thân, người thân hay bất cứ điều gì bạn muốn nhưng phải mang ý nghĩa tốt đẹp. Những nét bút thứ nhất đều được lưu giữ kỹ càng.

Tặng lì xì

Phong tục tốt đẹp giữa ba quốc gia khi đón tết chính là lời hỏi thăm nhau cùng việc mừng tuổi đầu năm. Dịp tết, mọi người thường dành tặng trẻ em những bao lì xì đỏ tươi chúc cho một năm mới thành công, may  mắn và nhiều điều tốt đẹp.

Để hiểu biết thêm về Tết tại đất nước mặt trời mọc, bạn có thể tham khảo tại chia sẻ cách người Nhật đón Tết của chúng tôi.

Điểm khác nhau giữa việc đón tết của Việt Nam, Nhật Bản và Trung Quốc

Điểm khác nhau đầu tiên chính là thời gian ăn mừng tết giữa ba quốc gia. Trong khi Việt Nam và Trung Quốc đều đón tết theo lịch âm thì Nhật Bản đón tết theo lịch dương. Không khí tết tại Việt Nam tràn ngập từ sau khi tiễn ông Công ông Táo về chầu trời tức 23 tháng chạp. Và Tết sẽ kéo dài đến hết ngày mùng 7 tháng giêng. Tại Trung Quốc thì việc đón tết khá sớm từ 8 tháng chạp và kéo dài đến tận 15 tháng giêng.

Tết tại Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản cũng có nhiều điểm khác nhau

Ngoài ra vẫn có những điểm khác nhau về phong tục

Sự khác nhau còn thấy rõ ở cách trang trí nhà cửa đón tết. Người Việt mình thích chơi đào, mai, quất trong mấy ngày tết còn người Trung thì chơi mơ, thủy tiên, cây cà tím. Người Nhật họ lại trang trí kadomatsu trước cổng và shimekazari trên cửa ra vào và bàn thờ. Ví dụ như người Việt có tục xông đất và trồng cây nêu trước nhà như người Nhật để xua đuổi linh hồn ma quỷ quấy nhiễu gia chủ. Người Trung lại trang trí chữ phúc viết trên giấy đỏ lộn ngược.

Sự khác nhau về ẩm thực cũng chính là điểm nổi bật mà chúng ta có thể liệt kê ra đây. Đồ ăn ngày tết truyền thống ở Việt Nam sẽ có bánh chưng và bánh tét, dưa hành, thịt gà…. Còn ở Trung Quốc, những món mang biểu tượng như cá, bánh cảo, bánh Du Giác, mì Trung Hoa sẽ là những món xuất hiện trên bàn trong năm mới. Người Nhật sẽ có món bánh tết và các loại bánh ngọt truyền thống cùng nhiều món ăn phụ khác. Tham khảo thêm tại: Phong tục đón năm mới ở Nhật Bản có gì đặc biệt.

Bài viết được https://nozomi.edu.vn tổng hợp và chia sẻ.

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.