Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Phải xử lý như thế nào khi gặp người lên cơn động kinh?

0

Cập nhật vào 07/12

Người động kinh khi lên cơn sẽ có những biểu hiện như co cứng, co giật chân tay… Lúc này chúng ta cần có biện pháp xử lí kịp thời để giúp người bệnh vượt qua cơn bệnh.

Bệnh động kinh là một căn bệnh khá nguy hiểm. Khi lên cơn thì người bệnh gặp phải một số triệu chứng như co giật chân tay hoặc toàn thân và không làm chủ được ý thức. Cơn co giật, động kinh thường lặp đi lặp lại bất thường và đột ngột khiến người bệnh dễ gặp phải tai nạn nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì vậy, nếu bất ngờ gặp một người lên cơn động kinh thì bạn cần hết sức bình tĩnh và xử lí các thao tác nhanh nhẹn kịp thời để đảm bảo tính mạng cho họ.

1. Các thao tác xử lí, sơ cứu khi gặp người lên cơn động kinh

• Bước 1: Khi gặp người lên cơn động kinh, ngay lập tức chúng ta cần đặt một vật mềm (có thể là một tấm chăn hoặc quần áo) để bảo vệ đầu người bệnh, tránh để họ bị tổn thương, nếu người đó dùng kẹp tóc thì nên tháo chúng ra khỏi đầu… Loại bỏ tất cả những đồ vật cứng, sắc nhọn xung quanh bệnh nhân ra xa để tránh những chấn thương do va đập khi co giật không kiểm soát.

Cho người bệnh nằm nghiêng

• Bước 2: Sau cơn co giật của người bị động kinh qua đi, bạn nên đặt cánh tay của người bệnh theo một góc vuông ở bên cơ thể họ, để cho phần khuỷu tay với bàn tay được hướng lên trên, việc này sẽ tạo tư thế thoải mái khi xoay họ nằm nghiêng. Lưu ý là bạn nên nới lỏng cổ áo, cà vạt để cho bệnh nhân dễ thở, nghiêng người và đầu bệnh nhân sang một bên, tốt nhất là bên trái để đờm dãi, chất nôn (nếu có) chảy ra ngoài, tránh gây tắc nghẽn đường thở.

• Bước 3: Nhẹ nhàng nhấc tay còn lại của họ áp vào bên má đối diện (ví dụ, áp vào má trái nếu đó là bàn tay phải)

• Bước 4: Sử dụng cánh tay khác của bạn để kéo chân xa nhất, giúp họ chống chân đó lên sao cho bàn chân của họ bằng phẳng trên sàn nhà.

• Bước 5: Nhẹ nhàng nhấc đặt bàn tay của họ vào lòng bàn tay bạn, sau đó đặt bàn tay của bạn lên má đối diện của họ (ví dụ vào má trái của họ nếu đó là bàn tay phải của họ).

• Bước 6: Nhẹ nhàng kéo đầu gối để họ quay nghiêng người về phía bạn. Trọng lượng cơ thể sẽ giúp họ lăn qua khá dễ dàng.

• Bước 7: Ở bước cuối cùng này thì bạn cần nhẹ nhàng lấy tay nâng cằm và đặt đầu người bệnh nghiêng ra phía sau một chút để giúp họ có thể dễ thở hơn.

2. Một số lưu ý khi tiến hành sơ cứu người bị động kinh

Nhiều người nghĩ rằng đặt một vật gì đó vào miệng sẽ tránh cho bệnh nhân không cắn vào lưỡi… nhưng điều này là không nên bởi vì làm như vậy sẽ cản trở đường thở và dễ gây tổn thương cơ hàm trong khi nguy cơ cắn vào lưỡi trong cơn động kinh là rất thấp. Đồng thời không cho họ uống nước hoặc ăn bất cứ thứ gì khi chưa hoàn toàn tỉnh táo.

Không nên giữ chặt chân tay bệnh nhân

Không giữ chặt chân tay, để bệnh nhân co giật tự do cho tới khi tỉnh lại vì giữ chặt rất có thể bạn sẽ làm tổn thương các cơ của họ.

Khi trong quá trình sơ cứu thì chúng ta nên yêu cầu mọi người xung quanh di chuyển ra xa và không nên nhìn chằm chằm vào người bệnh bởi rất có thể sau cơn động kinh người bệnh sẽ bị đi tiểu không tự chủ làm ướt quần, bạn hãy cố gắng che giấu điều này để tránh cho người bệnh cảm thấy xấu hổ.

>>>Xem thêm…: Những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh u não

Sau cơn co giật người bệnh thường mệt mỏi và chưa hoàn toàn tỉnh táo ngay, do vậy bạn nên ở lại để giúp đỡ, nói chuyện và trấn an họ thêm khoảng 20 phút.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.