Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Huyết sắc tố thấp là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

0

Cập nhật vào 04/07

Huyết sắc tố thấp hay thiếu máu, thường xảy ra ở phụ nữ có thai. Bệnh này nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa, điều trị khỏi nếu biết nguyên nhân và biểu hiện của nó.

1. Huyết sắc tố thấp là gì?

Bệnh huyết sắc tố thấp hay giảm huyết sắc tố, thiếu máu là bệnh do chỉ số huyết sắc tố trong máu giảm. Bệnh này được phát hiện khi xét nghiệm máu. Nó thường xảy ra ở trẻ em, người già và phụ nữ mang thai.

Huyết sắc tố (thường được viết tắt là Hb hoặc Hgb) là một loại protein phức tạp của hồng cầu, chứa chất sắt có khả năng thu thập, lưu giữ và phóng thích oxy trong cơ thể con người và các loài động vật có vú. Huyết săc tố gồm hai thành phần là nhân heme và globin.

Heme là một sắc tố đỏ. Mỗi heme gồm một vòng porphyrin và một Fe2+ chính giữa. Một phân tử hemoglobin gồm có 4 nhân heme, chiếm 5% trọng lượng của phân tử Hb. Globin là một protein gồm 4 chuỗi polypeptid giống nhau từng đôi một.

Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nồng độ hemoglobin của người bình thường khoảng:

  • Nam: 13,5-18 g/dL.
  • Nữ: 12-16 g/dL.
  • Trẻ em: 14-20 g/dL.

Nếu nồng độ hemoglobin thấp hơn 13,5g/dl (hay 135gram/lit) ở nam và 12g/dl (hay 120gram/l) ở nữ thì được gọi là huyết sắc tố thấp.

2. Các biểu hiện thường thấy khi có huyết sắc tố thấp

Các biểu hiện thường thấy khi có huyết sắc tố thấp

Mệt mỏi:

Mệt mỏi thường là dấu hiệu đầu tiên của triệu chứng huyết sắc tố thấp. Bạn thường xuyên bị mệt mỏi triền miên, kéo dài, thậm trí tình trạng này còn tiếp diễn ngay cả khi không làm việc chân tay nặng nhọc.

Tái xanh, nhợt nhạt:

Một trong những cách tốt nhất để biết bị huyết sắc tố thấp là nhìn vào các bọng dưới của mắt. Đây là một khu vực có mạch máu vì vậy nếu nó nhạt, đó là một dấu hiệu tốt rằng bạn không nhận được đủ các tế bào máu đỏ cho các khu vực khác trên cơ thể.

Khuôn mặt, lòng bàn tay và dưới móng chân, tay cũng có thể trông nhợt nhạt dễ phát hiện.

Khó thở:

Nếu cảm thấy như không thể thở được, đặc biệt là trong thời gian tập thể dục, trong khi leo cầu thang hoặc khi đang nâng một cái gì đó nặng, đó là một dấu hiệu tốt cho cơ thể của không nhận được lượng ôxy cần thiết. Cảm thấy yếu ớt, đầu óc quay cuồng và chóng mặt là những tình trạng phổ biến thường gặp.

Tức ngực:

Khi nằm xuống, bạn có thể nghe thấy tiếng thình thịch như đánh trống của tim thì có nghĩa là tim của bạn đang phải chạy đua để cố gắng lấy thêm nhiều oxy hơn. Hơn nữa, nhịp tim bất thường hoặc tiếng tim đập rõ rệt hơn khi bạn đang bị huyết sắc tố thấp.

Lo lắng:

Nhịp tim tăng nhanh có thể khiến cảm thấy lo lắng. Nhưng nếu lo lắng gia tăng nhiều hoặc không có lý do rõ ràng, nó có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn đang bị huyết sắc tố thấp.

Cảm giác tê:

Nếu có một cảm giác tê hoặc ngứa ran ở đầu ngón  tay và bàn chân hoặc cảm thấy lạnh nhiều chứng tỏ máu không đủ để đi nuôi các bộ phận trong cơ thể và bạn đang có nguy cơ mắc bệnh huyết sắc tố thấp.

Không tỉnh táo:

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc tập trung, ghi nhớ hay cảm thấy không tỉnh táo như trong quá khứ, đó có thể không chỉ là tuổi tác mà là dấu hiệu của huyết sắc tố thấp.

Nhức đầu:

Đau đầu do căng thẳng và đau nửa đầu là dấu hiệu phổ biến, nhưng nếu bạn nhận thấy đau đầu thường xuyên hơn hay không thể làm giảm bớt nỗi đau thì bạn cần phải đi khám bác sĩ. Đau đầu cũng có thể là triệu chứng của rất nhiều bệnh nguy hiểm khác, tìm hiểu chi tiết hơn qua: Đau đầu là triệu chứng thường gặp của những loại bệnh nào?

3. Huyết sắc tố thấp có nguy hiểm không?

Huyết sắc tố giảm xuống thấp hơn mức cho phép sẽ rất nguy hiểm vì nó có thể biểu hiện của 3 căn bệnh sau đây:

Bệnh ung thư

Ung thư là một nhóm các bệnh liên quan đến việc phân chia tế bào một cách vô tổ chức và những tế bào đó có khả năng xâm lấn những mô khác bằng cách phát triển trực tiếp vào mô lân cận hoặc di chuyển đến nơi xa (di căn).

Nếu bạn cảm thấy cơ thể mình có nhiều sự thay đổi nhanh chóng như: sút cân không rõ lý do, chán ăn, mệt mỏi và đặc biệt có biểu hiện của bệnh huyết sắc tố thấp thì có thể đây là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị mắc một chứng ung thư nào đó.

Ung thư thường không có dấu hiệu rõ ràng và chỉ biểu hiện ra bên ngoài cơ thể khi bệnh đã đến giai đoạn cuối. Vì vậy hãy chú ý những cảnh báo từ chính cơ thể bạn nhất là triệu chứng huyết sắc tố thấp.

Bệnh thiếu máu

Thiếu máu là hiện tượng giảm lượng huyết sắc tố và số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi dẫn đến thiếu oxy cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể, trong đó giảm huyết sắc tố có ý nghĩa quan trọng nhất.

Thiếu máu có nhiều dạng như:

  • Thiếu máu do chảy máu:
  • Cấp tính: sau chấn thương, chảy máu dạ dày – tá tràng…
  • Mãn tính: do giun móc, trĩ chảy máu…
  • Thiếu máu do thiếu yếu tố tạo máu: các chất cần thiết cho tạo máu hay bị thiếu thường là sắt, vitamin B12, acid folic, vitamin C, protein, nội tiết,… Thường gặp nhất là thiếu máu dinh dưỡng.
  • Thiếu máu do rối loạn tạo máu: suy nhược tủy xương, loạn sản tủy xương. Tủy xương bị lấn át, chèn ép do các tổ chức ác tính hoặc di căn ung thư vào tủy xương.
  • Thiếu máu do huyết tán: nguyên nhân tại HC như bất thường cấu trúc màng HC (bệnh hồng cầu hình bi…), thiếu hụt men (G6PD…), rối loạn HST (thalassemia, bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm..); nguyên nhân ngoài hồng cầu như miễn dịch, nhiễm độc, nhiễm trùng, bỏng…

Thiếu máu có thể dễ dàng được phát hiện qua những biểu hiện bên ngoài của cơ thể như: suy nhược, mệt mỏi, dễ say tàu xe, hay ngất xỉu,…nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể ảnh hưởng nhiều đến học tập và làm việc.

Xơ gan

Huyết sắc tố thấp cũng là một dấu hiệu cho thấy bạn đang bị xơ gan. Xơ gan là một bệnh gan mãn tính được đặc trưng bởi sự thay thế mô gan bằng mô xơ, sẹo và sự thành lập các nốt tân sinh.

Theo thời gian, nếu không chữa trị sớm, các mô xơ sẽ lan khắp gan khiến chức năng gan suy yếu trầm trọng, từ đó sức khỏe người bệnh bị suy giảm, nghiêm trọng hơn nữa có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. 

Theo như ước tính thì có khoảng 30.000 người trên thế giới chết vì xơ gan trung bình mỗi năm. Vì vậy việc phát hiện và điều trị bệnh là vô cùng quan trọng, điều này quyết định đến việc bệnh có diễn biến phức tạp hơn nữa hay không.

Bệnh xơ gan có dấu hiệu cực kỳ mờ nhạt nên khó bị phát hiện, nhưng khi nhiều mô sẹo thay thế cho mô khỏe mạnh và chức năng gan suy giảm thì dấu hiệu của bệnh mới thật sự rõ ràng như: sút cân, chán ăn, vàng da, chảy máu cam, cổ trường, phù chân, tay,…

Vì vậy nếu đi kiểm tra sức khỏe hay xét nghiệm mà biết mình bị mắc chứng huyết sắc tố thấp thì bạn hãy kiểm tra toàn thân để chắc chắn rằng mình không bị mắc bệnh xơ gan.

4. Nguyên nhân gây ra tình trạng huyết sắc tố thấp

Lượng huyết sắc tố thấp liên quan đến bệnh hoặc các vấn đề y khoa:

  • Cơ thể sản xuất ít hồng cầu hơn bình thường, tức là số lượng hồng cầu được sinh ra ít hơn lượng bị phá hủy.
  • Bệnh thiếu máu.
  • Do dùng một số loại thuốc như các loại thuốc kháng virus cho trường hợp nhiễm HIV, thuốc hóa trị cho bệnh ung thư…
  • Xơ gan.
  • bệnh Hodgkin.
  • tuyến giáp hoạt động kém.
  • Bệnh thận mãn tính.
  • Viêm bàng quang.
  • Bệnh liên quan đến suy giảm bạch cầu.
  • Đa u xương tủy.
  • Hội chứng rối loạn sinh tủy.
  • Viêm dạ dày.
  • Thiếu máu do thiếu vitamin.
  • Lách to.
  • Porphyria (còn được gọi là căn bệnh Ma Cà Rồng).
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI).
  • Bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia).
  • Viêm mạch (vasculitis).
  • Lượng huyết sắc tố thấp cũng có thể là do mất máu như: Chảy máu từ vết thương, xuất huyết trong đường tiêu hóa, chẳng hạn như từ các vết loét, ung thư, xuất huyết đường tiết niệu, hiến máu thường xuyên, chảy máu kinh nguyệt nặng,…
  • Huyết sắc tố thấp cũng có thể là do bị Ung thư hoặc cũng là nguyên nhân gây ra Bệnh ung thư.

Chia sẻ thêm với bạn: Ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong ở cả Nam và Nữ trong tất cả các loại ung thư. Mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 23.667 ca mới mắc và 20.170 người tử vong do ung thư phổi. Vì vậy, nếu có bất kỳ Dấu hiệu của ung thư phổi nào trong đây, bạn nên đi gặp bác sĩ ngay để kiểm tra sức khỏe nhé!

5. Điều trị huyết sắc tố thấp

Để tăng lượng huyết sắc tố trong máu, bạn có thể tập thể dục và điều chỉnh chế độ ăn.

Tập thể dục

Tập thể dục có thể giúp gia tăng huyết sắc tố. Lý do là vì tập thể dục, cơ thể sẽ sản sinh nhiều huyết sắc tố hơn để đáp ứng nhu cầu oxy trong quá trình tập.

Truyền máu

Truyền máu giúp làm tăng nồng độ hemoglobin của cơ thể, nhưng phương pháp này chỉ được áp dụng với những người bị thiếu máu nghiêm trọng và được bác sĩ yêu cầu.

Trên lâm sàng, chỉ số HgB dùng để đánh giá tình trạng bệnh nhân có cần truyền máu hay không:

  • Chỉ số HgB > 10g/dl: Bị thiếu máu nhẹ và không cần truyền máu;
  • Chỉ số HgB 8 – 10g/dl: Bị thiếu máu vừa và cân nhắc nhu cầu truyền máu;
  • Chỉ số HgB 6 – 8 g/dl: Bị thiếu máu nặng và cần truyền máu;
  • Chỉ số HgB < 6g/dl: Truyền máu cấp cứu.

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Khi mắc huyết sắc tố thấp, người bệnh nên bổ sung các nhóm thực phẩm sau đây để tăng lượng huyết sắc tố trong máu và hỗ trợ điều trị hiệu quả:

  • Thực phẩm giàu Acid folic: Acid folic giúp tạo ra các tế bào hồng cầu. Khi thiếu acid folic, bạn có thể bị thiếu hụt hemoglobin. Các loại thực phẩm giàu acid folic bạn nên thêm vào chế độ ăn uống là: Rau xanh, thịt gà, chuối, bơ, cam, lạc, các loại đậu, ngũ cốc, rau cải rổ, bông cải xanh, củ dền, củ cải đường…
  • Thực phẩm giàu sắt: Sắt là chất giúp cơ thể sản sinh hemoglobin. Vì vậy mà muốn tăng huyết sắc tố trong máu, cần phải chú ý ăn nhiều thực phẩm có sắt. Sắt có trong các loại thịt động vật như cá, gà; đậu: đậu lăng; ngũ cốc; các loại rau lá xanh đậm và trái cây.
  • Thực phẩm giàu vitamin C; Tăng tiêu thụ vitamin C sẽ giúp tăng mức hemoglobin của bạn. Bổ sung vitamin C sẽ giúp tăng cường khả năng hấp thu sắt trong cơ thể con người. Các thực phẩm giàu vitamin C bạn nên ăn lá chanh, bông cải xanh, cam, bưởi, dâu tây, đu đủ và cà chua…

Người bệnh huyết sắc tố thấp nên tránh những loại đồ ăn sau:

  • Cà phê và trà: Cà phê và trà cũng có thể làm giảm khả năng hấp thu chất sắt, chủ yếu là do sự hiện diện của một hợp chất gọi là tanin. Tannin là một loại polyphenol, có thể có một tác dụng ức chế mạnh tới sự hấp thu sắt. Ngoài cà phê và trà, một số đồ uống khác có chứa tannin là rượu vang đỏ, táo và nước trái cây mọng và bia cũng không có lợi cho quá trình hấp thu sắt trong cơ thể. Bạn có thể tránh tác dụng ức chế của các loại đồ uống này bằng cách không uống chúng trong vòng hai giờ trước và sau khi tiêu thụ bất kỳ thực phẩm giàu chất sắt nào.
  • Thực phẩm giàu canxi: Một số thực phẩm giàu canxi như sữa, các sản phẩm từ sữa, phô mai, … sẽ làm ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt vào cơ thể nếu bạn ăn quá 50mg mỗi lần. Nếu bạn bổ sung 300-600mg canxi cùng lúc có thể ức chế hấp thu sắt đáng kể.

Huyết sắc tố thấp là bệnh nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa và điều trị nếu phát hiện sớm, tuân thủ lối sống khoa học và phác đồ điều trị. Đồng thời, ngay khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường như mất ngủ, tái xanh… thì bạn cần đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời để đảm bảo sức khỏe.

4.7/5 - (3 votes)
Share.

Comments are closed.