Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Chẩn đoán và các cách điều trị chứng bệnh rối loạn lo âu

0

Cập nhật vào 07/12

Rối loạn lo âu đang ngày càng phổ biến. Để tìm ra cách điều trị chứng rối loạn lo âu vừa an toàn vừa hiệu quả không hề đơn giản chút nào. Vậy làm thế nào để chẩn đoán và chữa khỏi căn bệnh này? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn chẩn đoán và có cách điều trị chứng rối loạn lo âu hiệu quả.

Trước khi bắt đầu đi vào tìm hiểu bài viết sau đây, các bạn cần phải có hiểu rõ căn bệnh này. Mời các bạn tham khảo những thông tin về căn bệnh này tại: rối loạn lo âu.

Chẩn đoán rối loạn lo âu thế nào?

Theo Hiệp hội Tâm thần Mỹ, để chẩn đoán chính xác chứng rối loạn lo âu cần phải dựa trên các tiêu chí cụ thể sau:

– Bệnh nhân thường xuyên lo lắng về một số sự kiện hoặc hoạt động của hầu hết các ngày trong tuần, kéo dài ít nhất trong 6 tháng.

– Bệnh nhân gặp khó khăn trong việc kiểm soát sự lo lắng.

cách điều trị chứng rối loạn lo âu 1

Bệnh nhân rối loạn lo âu luôn cảm thấy bồn chồn, lo lắng

– Lo âu là nguyên nhân gây căng thẳng hoặc gây ra những trở ngại lớn trong cuộc sống hàng ngày.

– Lo lắng không xuất phát từ nguyên nhân tâm thần, ví dụ như hậu quả của lạm dụng chất kích thích hoặc rối loạn căng thẳng hậu chấn thương tâm lý (PTSD).

– Bệnh nhân gặp phải ít nhất 3 (đối với người lớn) hoặc 1 (đối với trẻ em) trong số các triệu chứng sau đây: bồn chồn, mệt mỏi, tập trung kém, cảm giác khó chịu, cơ bắp căng hoặc mất ngủ.

Một số triệu chứng phổ biến trong chứng rối loạn lo âu:

– Ám ảnh về điều gì đó.

– Rối loạn hoảng sợ.

– Rơi vào rầm cảm.

– Lạm dụng thuốc và chất kích thích.

– Rối loạn vaf stress sau chấn thương.

Cách điều trị chứng rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu có 2 phương pháp điều trị chính là sử dụng thuốc và tâm lý trị liệu. Thậm chí bác sĩ có thể kết hợp cả 2.

Thuốc

Thuốc chống trầm cảm: những loại thuốc này tác động đến sự vận hành của các hoạt chất trong não (chất dẫn truyền thần kinh). Ví dụ các loại được dùng phổ biến là Paroxetine (Paxil), Sertraline (Zoloft), Venlafaxine (Effexor)…

cách điều trị chứng rối loạn lo âu 2

Sử dụng thuốc để ổn định tâm trạng là một phương pháp điều trị khá hiệu quả

– Buspirone: thuốc này được dùng liên tục, phát huy hiệu quả sau vài tuần. Tuy nhiên nó có tác dụng phụ là gây cảm giác chóng mặt ngay sau khi dùng. Một số tác dụng phụ ít gặp hơn bao gồm đau đầu, buồn nôn, căng thẳng và mất ngủ.

– Benzodiazepin: dùng để giảm tình trạng lo âu cấp tính trên cơ sở sử dụng ngắn hạn. Nó có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn ngủ, giảm phối hợp cơ, rối loạn cân bằng và suy giảm trí nhớ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thuốc này không được kê đơn cho chứng rối loạn lo âu tổng quát.

Tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu là một trong những biện pháp điều trị được đánh giá rất cao trong việc điều trị các chứng liên quan đến thần kinh. Nó còn được gọi là liệu pháp trò chuyện và tư vấn tâm lý, tâm lý trị liệu quan tâm rất nhiều đến giải pháp giải tòa căng thẳng trong cuộc sống và thay đổi hành vi cho bệnh nhân. Do đó, nó được các bác sĩ hoan nghênh và sử dụng nhiều trong việc đối phó với tâm trạng lo âu của bệnh nhân.

Liệu pháp tác động vào nhận thức hành vi là một trong những loại phổ biến nhất trong tâm lý trị liệu dành cho chứng rối loạn lo âu. Nói chung, cách này áp dụng cho việc điều trị ngắn hạn, liệu pháp nhận thức hành vi tập trung vào việc định hướng những kỹ năng cụ thể cho bệnh nhân, để giúp họ xác định những suy nghĩ và hành vi tiêu cực và thay thế chúng bằng những suy nghĩ tích cực. Ngay cả khi bạn không thể thay đổi mức độ tồi tệ trong một tình huống nào đó, bạn vẫn có thể giảm sự căng thẳng của mình và thay đổi cách nhìn nhận, điều đó sẽ an ủi nhiều hơn là chỉ biết lo lắng.

>> Những hậu quả của bệnh trầm cảm nặng bạn nên biết

Được tổng hợp bởi nozomi.edu.vn

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.