Cập nhật vào 09/04
Nấm linh chi là dược liệu vàng cho sức khỏe, thế nhưng không phải ai cũng biết uống đúng cách. Uống nấm sai cách có thể làm tổn hại sức khỏe, lãng phí tiền bạc.
Nấm linh chi là gì?
Nấm linh chi tên khoa học là Ganoderma lucidum, tên tiếng anh là Lingzhi mushroom. Ở Việt Nam, nấm linh chi còn được gọi với nhiều tên gọi khác như Tiên thảo, nấm trường thọ, vạn niên nhung…
Các vitamin, khoáng chất và dược chất quý được tìm thấy nhiều ở nấm linh chi gồm: Germanium, Protein và glycoprotein, axit amin (đặc biệt là lysine và leucine), polysaccharides (carbohydrate), chất xơ, terpenoids, steroids, phenol, nucleotide, một số vitamin và khoáng chất như với kali, canxi, phốt pho, magiê, selen, sắt, kẽm, đồng…
Hiện nay có 6 loại Nấm linh chi được nghiên cứu nhiều nhất:
- Linh chi xanh (còn gọi là Thanh chi hay Long chi)
- Linh chi đỏ (còn gọi là Xích chi, Hồng chi hay Đơn chi);
- Linh chi vàng (còn gọi là hoàng chi, kim chi);
- Linh chi trắng (còn gọi là Bạch chi hay Ngọc chi;
- Linh chi đen (còn gọi là Hắc chi hay Huyền chi);
- Linh chi tím (còn gọi là Tử chi hay Mộc chi).
Trong các dòng nấm linh chi thì có một loại nấm được xếp hạng quý nhất, dược chất ước tính gấp 2 – 3 lần so với các dòng nấm linh chi còn lại, đó là Nấm lim xanh. Hàm lượng germanium trong nấm lim xanh thậm chí còn được biết đến cao gấp 5 – 7 lần nhân sâm. Do vậy số lượng người tìm mua nấm lim xanh về hỗ trợ điều trị bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư ngày càng lớn, giá thành loại nấm này thường cao hơn nấm linh chi 1 – 3 triệu đồng/kg.
Uống nấm linh chi có tác dụng gì?
Uống nấm linh chi có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe con người:
- Nấm linh chi hỗ trợ chống ung thư: Chất Germanium trong nấm linh chi giúp ngăn chặn ung thư trong cơ thể , giúp loại trừ và kìm hãm sự tăng trưởng của tế bào ung thư…
- Tác dụng của Nấm linh chi với hệ miễn dịch: Tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, giúp kháng lại các loại virus, vi khuẩn. Trong điều trị viêm gan siêu vi, nấm linh chi có tác dụng nâng cao hoạt tính của đại thực bào và tế bào Lympho nhờ tăng chức năng sản xuất Interferon trong cơ thể; làm sản sinh phong phú các loại vitamin, chất khoáng, chất đạm cần thiết cho cơ thể.
- Đối với hệ tiêu hóa: Linh Chi giúp làm sạch ruột, thúc đẩy hệ tiêu hóa, chống táo bón mãn tính.
- Đối với hệ thần kinh: Làm giảm mệt mỏi căng thẳng, giúp an thần, làm giảm ảnh hưởng của Caffeine, thư giãn cơ bắp. Dùng Nấm linh chi để hỗ trợ trị chứng đau đầu, mất ngủ, thần kinh suy nhược, stress sẽ có hiệu quả tốt.
- Đối với hệ tuần hoàn: Nấm linh chi giúp chống nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch và các biến chứng khác. Có tác dụng đặc biệt trong việc làm giảm Cholesterol trong máu và các thành mạch, trợ tim, lọc sạch máu, giảm xơ cứng thành động mạch, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, tăng cường tuần hoàn máu.
- Đối với hệ bài tiết: Nhóm Steroid trong Nấm linh chi có tác dụng giải độc gan, bảo vệ gan, ngừng tổng hợp Cholesterol, trung hòa virus, ức chế nhiều loại vi khuẩn gây bệnh nên có hiệu quả tốt đối với bệnh về gan mật như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ.
- Tác dụng chống dị ứng: nhờ các Acid Ganoderic, Nấm linh chi tác dụng như một chất oxy hóa khử các gốc độc trong cơ thể và chống ảnh hưởng của các tia chiếu xạ. Nấm linh chi cũng có tác dụng giúp cơ thể thải nhanh các chất độc kể cả các kim loại nặng
- Phòng và hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường: Trong Linh Chi có thành phần Polysaccharide giúp khôi phục tế bào tiểu đảo tuyến tụy và từ đó thúc đẩy quá trình điều tiết Insulin, cải thiện nhiều chức năng cơ bản của Insulin, làm giảm đường huyết trong máu người mắc bệnh tiểu đường.
- Tác dụng làm đẹp da của Nấm linh chi: Nấm linh chi giúp loại bỏ các sắc tố lạ trên da, làm đẹp da, làm cho da hồng hào, chống các bệnh ngoài da như dị ứng, mụn trứng cá, giảm mờ nếp nhăn.
Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn trong bài Công dụng nấm lim xanh.
Uống nấm linh chi hàng ngày có tốt không?
Uống nấm linh hàng ngày rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nó sẽ chỉ tốt nếu bạn uống với liều lượng nấm vừa phải, phù hợp với thể trạng sức khỏe. Cụ thể liều lượng nấm linh chi nên uống đối với từng nhóm đối tượng bệnh nhân là:
Mục đích uống | Liều lượng nấm uống(g) |
Điều trị ung thư | 30 |
Điều trị tiểu đường, huyết áp cao | 25 -30 |
Điều trị viêm gan, xơ gan, đau nhức khớp | 20 -25 |
Giải độc gan, hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ, mỡ máu | 20 |
Tăng cường miễn dịch | 10 – 15 |
Làm đẹp da | 10 – 15 |
Tốt cho sinh lý | 7 – 15 |
Bồi bổ cơ thể, trị mất ngủ, suy nhược | 7 – 15 |
Phòng chống bệnh: xơ vữa động mạch, tim mạch | 7 – 15 |
Bên cạnh liều lượng đúng thì cũng cần phải xem đối tượng đó có được dùng nấm linh chi không. Dưới đây là các đối tượng không nên hoặc cần hạn chế dùng nấm linh chi, bạn cần biết để phòng tránh:
- Người bị huyết áp thấp
- Người suy thận
- Người chuẩn bị phẫu thuật hoặc mới phẫu thuật xong
- Phụ nữ đang mang thai và cho con bú
- Trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi.
- Người có cơ địa nhạy cảm, dị ứng với thành phần dược chất, khoáng chất trong nấm linh chi.
- Phụ nữ hay rong kinh, hoặc máu loãng. Vì Linh Chi có chứa chất chống đông máu, nên một khía cạnh nào đó, có thể làm loãng máu hơn, gây chảy máu cam, ra kinh bất thường ở người có cơ địa bất thường kể trên.
- Người viêm mũi dị ứng, viêm xoang, đau đầu đông, chóng mặt…
- Người bị tiêu chảy mạn tính.

Các cách uống nấm linh chi bạn có thể áp dụng
Uống nấm linh chi sắc nước
Chuẩn bị:
- 7 – 30g nấm linh chi (liều lượng tùy thuộc vào mục đích sử dụng, thể trạng sức khỏe của người dùng – đã được nêu ở phần trên bài viết).
- 1.5 đến 2 lít nước lọc
- Nồi đất (nên chọn nồi đất, sứ, sành, không nên dùng nồi kim loại như nhôm, sắt dễ khiến dược chất bị biến đổi).
Cách làm:
Làm sạch nấm linh chi nhẹ nhàng, thái lát nấm, cho vào nồi, đổ nước vào và đun. Đun tới khi nước trong nồi còn bằng 2/3 so với nước ban đầu thì tắt bếp, chắt nước ra uống.
Khi sắc nước nấm linh chi, bạn có thể kết hợp thêm với một số loại dược liệu khác để uống. Tham khảo ngay trong bài Nấu nấm linh chi với la hán quả.
Uống nấm linh chi hãm trà
Chuẩn bị:
- 7 – 10g nấm linh chi
- Nước sôi
- Ấm nước
Cách làm:
Đem nấm linh chi rửa nhẹ nhàng để loại bỏ bụi bẩn, không chà xát mạnh vì sẽ làm trôi mất lớp bào tử màu nâu dính ở tai nấm. Nếu là nấm linh chi nguyên cây thì cần phải thái lát mỏng ra để dược chất trong nấm mau hòa tan trong nước ấm. Sau đó cho nấm vào ấm, đổ khoảng 500ml nước sôi vào, ủ trong 30 phút rồi uống. Hết 1 lượt nước bạn có thể cho thêm một lượt nước sôi nữa để tận dụng tối đa dược chất trong nấm.
Bật mí: Sau khi pha trà hoặc sắc nước nấm xong, phần bã nấm không nên vứt đi mà nên tận dụng bã nghiền nhỏ để làm mặt nạ dưỡng da, giúp trẻ hóa làn da và làm mờ vết nám hiệu quả lắm đấy các bạn ạ! Mách nhỏ bạn công thức làm mặt nạ dưỡng da bằng bột nấm linh chi đem trộn cùng 1 thìa mật ong và 2 thìa nước hoa hồng.
Uống nấm linh chi ngâm rượu
Chuẩn bị
- 2 lít rượu nếp cái hoa vàng, rượu trắng thơm ngon
- 100g nấm linh chi thái lát
- Hũ thủy tinh
Cách làm:
Đem nấm linh chi rửa sạch, để ráo nước, phơi khô rồi cho vào hũ thủy tinh, lấy rượu đổ ngập hũ. Sau đó bịt kín nắp rồi trùm lại để nơi phù hợp thoáng mát ngâm trong 2 tháng trở lên có thể sử dụng được. Về liều lượng sử dụng thích hợp nhất khoảng 2 lần/ngày; khoảng 20ml/lần. Không nên lạm dụng uống nhiều quá sẽ ảnh hưởng sức khỏe.
Với những bệnh nhân bị mắc các bệnh lý về gan, thận không nên uống nấm lim xanh ngâm rượu mà nên áp dụng 2 cách chế biến trên: hãm trà hoặc sắc nước.
Uống nấm linh chi kết hợp với dược liệu khác
Để tăng hiệu quả hỗ trợ bồi bổ cơ thể, điều trị bệnh tật, người dùng có thể kết hợp uống nấm linh chi cùng với rất nhiều dược liệu khác. Một số cách kết hợp bạn có thể tham khảo:
- Bài 1: Linh chi 10g và nhân sâm 5g, tán bột mịn trộn đều, ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 3g, chiêu với nước ấm. Công dụng: trị suy nhược thần kinh, huyết áp thấp, bổ não, ích trí, nhuận phế; Người bị tăng huyết áp không nên dùng.
- Bài 2: Linh chi 10g, tam thất 6g. Sắc uống. Công dụng: bổ huyết, dưỡng tâm, an thần, dùng cho người tăng huyết áp, xơ vỡ động mạch.
- Bài 3: Linh chi 10g, lá vông 12g, lá sen 12g, lá vông 12g, cúc hoa 10g. Các vị thuốc hãm với nước sôi hoặc sắc uống trong ngày. Công dụng: trị mất ngủ, suy nhược thần kinh.
- Bài 4: Linh chi, ngân nhĩ lượng bằng nhau, tán nhỏ, ngày dùng 10g hãm với nước sôi 30 phút là dùng được. Công dụng: tư âm, nhuận phế, trừ đờm, dùng cho người bị viêm phế quản, suy nhược cơ thể.
- Bài 5: Linh chi 10g, hồng táo 4g, cam thảo 2g. Các vị thuốc hãm với nước sôi uống như trà. Công dụng: trị rối loạn giấc ngủ, làm đẹp da, mát gan.
- Bài 6: Linh chi 10g, bách hợp 10g, trần bì 8g. Sắc uống trong ngày. Công dụng: trị viêm khí phế quản, hen suyễn, ho gà.
- Bài 7: Linh chi 10g, tang thầm 10g, long nhãn 10g. Sắc uống trong ngày. Công dụng: trị ăn uống kém, mất ngủ, suy nhược thần kinh.
Chú ý: TS Phạm Việt Hoàng – Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Học Viện Y học cổ truyền Việt Nam, nấm linh chi được chứng minh là rất tốt nhưng nếu sử dụng sản phẩm nấm không có nguồn gốc rõ ràng, có thuốc bảo quản thì lại rất nguy hiểm. Đặc biệt, với những người bệnh có tiền sử các bệnh viêm gan, suy giảm chức năng thận tức là chức năng các bộ phận của cơ thể không còn được như người bình thường nếu sử dụng phải nấm linh chi không đúng cách hoặc có nguồn gốc không rõ ràng, trong nấm chứa chất bảo quản, gan sẽ không còn đủ chức năng để đào thải chất độc gây tích tụ và suy chức năng gan.
Uống nấm linh chi bao lâu thì có tác dụng?
Tác dụng của nấm linh chi đối với từng người là khác nhau, không ai giống nhau. Có người hợp thì chỉ sau 1 – 2 tuần uống nấm linh chi là đã thấy cơ thể có chuyển biến tốt về sức khỏe, cũng có người phải uống 2 – 3 tháng mới cho hiệu quả. Nhìn chung việc uống nấm linh chi rất tốt, do vậy bạn nên kiên trì uống ít nhất 4 – 6 tháng, nếu có điều kiện uống càng lâu càng tốt.
Uống nấm linh chi mát hay nóng?
Theo Đông y, nấm linh chi vị đắng, tính hàn, lợi về kinh tâm, phế, can, thận, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, phù hợp với những ai đang suy nhược hoặc mắc bệnh do nóng nhiệt, cơ thể quá dương, mất cân bằng âm dương và bốc hỏa. Nhìn chung nước nấm linh chi mát chứ không nóng.
Uống nấm linh chi kiêng gì?
- Kiêng uống bã nấm linh chi: Nếu uống nấm linh chi tán bột, khuyến cáo các bạn không nên uống cả bã nấm linh chi. Vì các nhà khoa học đã chứng minh, việc uống bã nấm không làm cho cơ thể hấp thu được thêm chất dinh dưỡng trong phần bã, ngược lại sẽ gây gánh nặng cho gan, thận, lâu ngày sẽ dẫn đến táo bón hoặc sỏi thận.
- Kiêng sử dụng thuốc lá, rượu bia: Vì lá gan lúc này đang dần tiếp nhận dược tính để hồi phục tổn thương. Nếu bạn cứ tiếp tục nạp vào những nhóm chất này thì lá gan lại phải tiếp tục làm việc hết công suất để đào thải độc tố. Lúc này, các dược tính của nấm linh chi gần như bị vô hiệu hóa. Không những thế, mọi hoạt động của các cơ quan khác cũng đều trì trệ.
- Kiêng dùng thuốc Tây bừa bãi: Khi người bệnh sử dụng nấm linh chi để hỗ trợ điều trị bệnh mà đang kết hợp của thuốc tây. Bạn nên hỏi qua ý kiến bác sĩ về vấn đề này, hạn chế dùng thuốc bừa bãi. Nếu bạn dùng thuốc tây kèm với uống nấm linh chi thì nên dùng cách nhau khoảng 1 tiếng. Đặc biệt, khi dùng nấm linh chi không được tự ý dùng kháng sinh.
- Không uống nước nấm linh chi đã để quá 24h bởi nước nấm dễ bị thiu và biến đổi dược chất.
Uống nấm linh chi có tác dụng phụ không?
Bạn nên thận trọng khi sử dụng loại thảo dược này do chúng cũng có những tác dụng phụ không mong muốn, cụ thể là:
- Sử dụng ở dạng bột có thể có tác động xấu đến gan (nếu uống cặn nấm nhiều)
- Gây khô miệng, cổ họng và vùng mũi bị ngứa, đau bụng, chảy máu mũi (chảy máu cam), chảy máu…
- Ngâm rượu uống có thể gây phát ban da (xảy ra ở 1 vài người)
- Hít phải bào tử nấm linh chi có thể gây dị ứng
Thông thường tác dụng phụ của nấm linh chi là ngứa ngáy, buồn nôn, đi ngoài nhẹ, lý do phần lớn là cơ thể chưa quen dược chất trong nấm, sau 3 – 4 ngày thường các triệu chứng này sẽ biến mất, do vậy, bạn không cần lo lắng quá. Thế nhưng nếu bạn sau 7 ngày mà các triệu chứng đó không hết thì bạn nên dừng uống và hỏi ý kiến bác sĩ.
Ngoài ra bạn cũng cần tìm địa chỉ thực sự uy tín để mua được đúng nấm linh chi chuẩn chất lượng, tránh mua phải nấm linh chi rởm, hư hỏng, uống vào gây hại sức khỏe.
Bài viết trên đây đã cung cấp thông tin về cách uống nấm linh chi đúng cách cũng như giải đáp rất nhiều thắc mắc như uống nấm linh chi mỗi ngày có tốt không, uống nấm linh chi cần kiêng gì, có gây tác dụng phụ không. Hãy đọc thật kỹ các thông tin để biết cách dùng nấm linh chi tốt và an toàn sức khỏe cho mình và người thân xung quanh nhé!