Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Những thuận lợi và khó khăn khi du học sinh về nước

0

Cập nhật vào 22/02

Gần đây, xu hướng quay về Việt Nam lập nghiệp đang dần hình thành trong cộng đồng du học sinh với những dự án vô cùng sáng tạo, hữu ích cho môi trường làm việc trong nước. Hãy cùng tìm hiểu xem với những du học sinh thì họ sẽ gặp những thuận lợi và bất lợi gì nhé!

Những thuận lợi khi khởi nghiệp ở “nhà”

Du học sinh trở về từ các nước phương Tây có một thuận lợi là họ được tiếp xúc với những sản phẩm, dịch vụ ở các nước phát triển mà người Việt ở trong nước đang cần. Chính vì nhìn thấy khoảng khác biệt này đã giúp họ thấy được tiềm năng của những sản phẩm đó. Khóa học “Tôi tài giỏi” chẳng phải là phiên bản Việt của khóa học “I’m gifted” trên thế giới đó thôi.

Hay, với kinh nghiệm học tập và làm việc trong môi trường quốc tế, một nhóm bạn đã nhìn ra tầm quan trọng của ngoại ngữ và khả năng hòa nhập trong môi trường làm việc quốc tế mà thành lập khóa học Istart Academy.

Những thuận lợi khi khởi nghiệp ở “nhà”

Người khởi xướng cho phong trào này có lẽ là anh Lê Hồng Minh, người đã thành lập Vinagame (VNG) vào năm 2004 và dần dần biến nó trở thành công ty kinh doanh thương mại điện tử lớn nhất cả nước. Anh Hồng Minh trước đây là du học sinh tại Úc, chuyên ngành Tài chính.

Kể từ đó, rất nhiều những công ty như KMS, Greengar, Keewi, Not A Basement Studio, Tiki, Bo Cong Anh, Istart, LuvPrint, Geeky… đã bắt đầu “lên sóng” và mở ra nhiều dịch vụ vô cùng mới mẻ nhưng cũng rất hữu ích. Chẳng hạn như Tiki được biết đến là trang web bán sách trực tuyến uy tín hay Keewi là trang web cho phép bạn chia sẻ thông tin về sự kiện, hội thảo (event) của mình hay Not A Basement Studio lại là công ty được biết đến với những ứng dụng cho điện thoại thông minh…

Còn theo anh Hiếu Trần, công ty Not A Basement Studio, chia sẻ trong bài viết rằng người Việt Nam đang gấp rút học hỏi để chứng tỏ bản thân và những đóng góp của anh cũng là để cùng làm việc với những người trẻ này tạo nên nhiều sản phẩm “made in Vietnam” cho cả thế giới sử dụng.

Những thuận lợi khi khởi nghiệp ở “nhà”

Anh bạn có nickname Roy Nguyen từ hội cựu du học sinh Mỹ tại Việt Nam (US Alumni Network in Vietnam) cũng cùng chung “chí hướng”, Roy Nguyen chia sẻ: “Mình cũng rất hào hứng về thế hệ “returners”. Không thể đếm xuể số lượng những người trẻ về nước khởi nghiệp vốn tốt nghiệp từ các trường Đại học danh tiếng thế giới như Harvard, Stanford, UC Berkeley, Cambridge trở về góp phần xây dựng quê hương thịnh vượng”.   

Chỉ riêng năm 2011 đã có tới hơn 100.000 sinh viên Việt Nam đi du học tại 49 quốc gia trên thế giới. Với lượng du học sinh “hùng hậu” này, nhiều dự án sáng tạo hơn nữa hứa hẹn sẽ bùng nổ trong thời gian tới. Anh Sơn Trần từ Tiki.vn bày tỏ: “Mình nghĩ bất kì quốc gia nào cũng cần những người có kiến thức, kinh nghiệm từ nhiều ngành nghề khác nhau để phát triển nền kinh tế (ví dụ như Mỹ hay Singapore). Vì vậy, chúng ta cần khuyến khích không chỉ du học sinh về nước làm việc mà cả những người nước ngoài chọn đây làm nơi sinh sống, làm việc và khởi nghiệp”.

Nhưng bất lợi cũng không ít

Được hưởng nền giáo dục tiên tiến và trở về nước với tấm bằng danh giá, du học sinh thường mang kỳ vọng cao khi về nước lập nghiệp. Tuy nhiên thực tế cho thấy nhiều người trở về không tìm được công việc phù hợp với nguyện vọng. Họ thường có xu hướng nhảy việc liên tục hoặc quay trở lại nước ngoài làm việc. Vậy những lý do nào khiến một du học sinh với CV sáng giá không tìm được công việc hợp lý khi trở về Việt Nam?

Lạ lẫm với môi trường làm việc tại Việt Nam

Học tập tại tại nước ngoài, du học sinh quen với môi trường làm việc quy củ trong nền kinh tế đã phát triển, do đó khi quay trở lại môi trường làm việc ở Việt Nam, nhiều người không khỏi shock và cảm thấy khó khăn để hòa nhập. Điều này đã đẩy nhà tuyển dụng vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Họ e ngại giao những vị trí cấp cao yêu cầu kinh nghiệm cho du học sinh, đồng thời đắn đo khi quyết định nhận du học sinh vào những vị trí thấp bởi lo sợ mức lương không tương xứng sẽ không giữ chân nhân viên lâu dài.

Lạ lẫm với môi trường làm việc tại Việt Nam

Chị Cao Phương Hà, tổng giám đốc Street Job từng là cựu du học sinh Havard ngành MBA. Sau 14 năm học tập và làm việc ở nước ngoài, chị quyết định quay về Việt Nam lập nghiệp. Chị Hà chia sẻ sau khi thử sức công việc ở một công ty truyền thông hơn 2 tháng, chị nhận ra văn hóa quản trị quá khác biệt khiến chị cảm thấy gò bó nên quyết định ra đi. Thậm chí mãi sau này khi đảm nhận vị trí cấp cao ở Street Job, chị vẫn gặp khó khăn trong việc thay đổi cho phù hợp với môi trường làm việc. Theo Phương Hà, môi trường làm việc ở nước ngoài, cụ thể là các nước châu Âu có đôi chút khác biệt. Văn hóa công ty phân biệt rạch ròi giữa công việc và đời sống cá nhân trong khi ở Việt Nam, nhân viên chia sẻ với nhau mọi chuyện như người một nhà. Chính điều này đã khiến chị bị đánh giá là “xa cách nhân viên”.

Tâm lý kỳ vọng quá lớn

Tấm bằng chuyên ngành, CV rạng ngời và kinh nghiệm thực tập, làm việc tại nước ngoài là những điều khiến du học sinh tự hào. Nhiều du học sinh kỳ vọng cao vào mức lương và vị trí quản lý khi tìm việc trong khi sinh viên tại Việt Nam thực tế hơn và chấp nhận xuất phát điểm thấp. Đây cũng là một lý giải vì sao du học sinh không muốn về nước.

Lời khuyên của Tuấn Nguyễn, cựu du học sinh Thụy Sĩ ngành quản lý khách sạncho bạn: Hãy bắt đầu từ vị trí thấp, lắng nghe và học hỏi những người đi trước để hoàn thiện kĩ năng của mình. Bạn không thể trở thành quản lý nhà hàng nếu bạn không hiểu rõ công việc của nhân viên tiếp tân, bồi bàn. Một vị trí thấp sẽ giúp bạn hiểu nhân viên của mình khi trở thành quản lý, đồng thời cho bạn thời gian làm quen và thay đổi phù hợp với môi trường làm việc tại Việt Nam.

Bằng cấp quốc tế không phải là tất cả

Bằng cấp quốc tế không phải là tất cả

Du học sinh thường nghĩ rằng những kiến thức và kinh nghiệm học được trong sách vở là quan trọng nhất, được sử dụng nhiều nhất trong công việc. Nhưng thực tế không phải vậy.

Anh Hồ Quang Khánh, CEO Cùng mua, cựu du học sinh Canada ngành MBA chia sẻ trên Vietnamnet: thành công đến từ yếu tố con người chứ không phải kiến thức học được khi đi du học. Anh Khánh đã thấy rất nhiều người học xong MBA nhưng không sử dụng được bằng cấp của mình trong ngành quản lý.

Chị Hà, tổng giám đốc Street job chia sẻ từ kinh nghiệm của một du học sinh và một nhà tuyển dụng chuyên nghiệp: nhiều công ty hiện nay thật sự không quan tân đến việc bạn đến từ đâu khi mới ra trường. Quan trọng là thái độ học hỏi, sự tự tin, kĩ năng tư duy độc lập và kinh nghiệm làm việc. Tốt nghiệp từ một trường danh giá chắc chắn sẽ làm CV của bạn nổi bật nhưng không phải là yếu tố quyết định đến việc nhà tuyển dụng sẽ lựa chọn bạn.

Tóm lại

Điều quý giá nhất khi học ở nước ngoài là hiểu biết về môi trường kinh doanh quốc tế và áp dụng lối suy nghĩ độc lập vào các quyết định quan trọng về quản lý trong tương lai. Ngoài ra bạn cũng học được sự tự tin, dám nghĩ dám làm và có cơ hội sử dụng môi trường du học như một bước đệm để tìm công việc hợp với mình. Vì vậy đừng vội vàng kiếm một công việc lương cao. Hãy làm những việc dù nhỏ nhưng giúp bạn phát triển và tiến gần hơn đến mục tiêu dài hạn của mình.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.