Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Bí quyết dạy con theo từng độ tuổi

0

Cập nhật vào 22/02

Mỗi độ tuổi, các bé đều cần được cha mẹ hướng dẫn, uốn nắn để có thể phát triển hơn về kĩ năng và hiểu biết với thế giới, thế nên cha mẹ cần phải nắm được những bí quyết dạy con để phù hợp với từng khoảng thời gian lớn lên của bé.

Cha ông ta có câu: “Dạy con từ thuở còn thơ, dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về”. Vậy dạy con từ thưở còn thơ là từ lúc nào? Dưới đây là một số chia sẻ về cách dạy con theo từng giai đoạn của nozomi.edu.vn.

Trẻ sơ sinh

Ngay từ những giây phút đầu tiên chào đời, trẻ cần có những trải nghiệm và nhận biết những người xung quanh mình. Cách người lớn quan tâm, giao tiếp và phản hồi trẻ đúng mực giúp trẻ nhận biết được sự quan tâm, tìm cách giao tiếp lại và trở nên tự tin hơn.

Vì thế, trẻ sơ sinh sẽ sẵn sàng tiếp nhận và học hỏi về mọi vật, mọi người xung quanh bé. Cha mẹ nên tích cực giao tiếp và gần gũi bé, bé càng tiếp nhận được nhiều.

Giao tiếp với trẻ sơ sinh

Giao tiếp với trẻ sơ sinh

Các cách giúp cha mẹ có thể tương tác với bé sơ sinh bằng cách:

  • Vỗ về khi bé khóc.
  • Cười khi bé cười.
  • Nói chuyện với bé.
  • Đáp lại những tiếng u, ơ đáng yêu của trẻ kể cả khi bạn không hiểu, hãy giao tiếp với bé thật nhiều bằng những lời yêu thương và ý nghĩa.

Chia sẻ: Nếu bạn cần Mẫu nội thất văn phòng để tham khảo cho không gian của mình, hãy đến với Thiết kế nội thất Đức Khang, bạn sẽ hài lòng.

Trẻ nhỏ, trẻ tập đi

Khi trẻ tập đi, tập nói, đây là giai đoạn quan trọng để cha mẹ hướng cho bé những thông điệp trong cuộc sống, giúp bé tự tin, chập chững những bước đầu tiên vào đời.

Dạy và động viên bé trước mỗi điều bé làm được

Dạy và động viên bé trước mỗi điều bé làm được

  • Dạy cho bé những điều nhỏ nhoi và ý nghĩa trong cuộc sống, cổ vũ bé khi bé vấp ngã hay sợ hãi, để hình thành trong bé nỗ lực và sự mạnh mẽ.
  • Trước khi bé có thể hiểu và sử dụng ngôn ngữ, bé có thể nhạy cảm với âm sắc giọng nói, cử chỉ, biểu lộ gương mặt và ngôn ngữ cơ thể của cha mẹ, vì vậy hãy luôn biểu lộ để cho bé hiểu và học hỏi theo.
  • Cha mẹ quan tâm đến bé từ những điều nhỏ nhặt hàng ngày như tắm rửa, thay đồ, ăn cơm, vui đùa với bé và cảnh báo cho bé nếu bé có thể gặp nguy hiểm khi nghịch ổ điện, bếp,…
  • Cha mẹ nên chơi đùa nhiều hơn với các con, mỉm cười với bé, tỏ ra vui thích, quan tâm và ở bên con một cách tích cực, tâm sự với bé. Sự quan tâm của cha mẹ là liều thuốc bổ cho tinh thần lạc quan và tự tin của bé khi lớn. Đừng quát nạt bé hay sử dụng roi vọt, bé không hiểu bé sai ở đâu, bé sẽ sợ hãi và tự ti hơn, rụt rè hơn.

Bạn có thể tham khảo thêm chia sẻ về cách chăm sóc trẻ nhỏ của người Nhật, qua đó có phương án dạy con mình phù hợp.

Trẻ lớn

Khi trẻ đã lớn hơn, đã bắt đầu đi học mẫu giáo, đây là khoảng thời gian quan trọng để cha mẹ uốn nắn và dạy cho con những thói quen tốt, đây cũng là lúc bé học hỏi rất nhanh và định hướng được tính cách của bé, các cư xử của bé sau này. Chính vì vậy, cha mẹ nên đặc biệt quan tâm và giao tiếp với bé, hướng bé đến những thói quen tốt, các bé ở độ tuổi này hay phạm sai lầm, đừng nóng vội, hãy bình tĩnh dạy bé hiệu quả nhất.

Dạy con những điều tốt trong cuộc sống

Dạy con những điều tốt trong cuộc sống

  • Thường xuyên dùng lời nói để khen ngợi và khuyến khích bé.
  • Thể hiện sự hứng thú với sở thích, những chuyện hàng ngày mà bé làm.
  • Chú ý khi con có biểu hiện tốt và khen thưởng bé.
  • Cảm ơn con khi bé giúp bạn việc nhà hay ở siêu thị.
  • Tỏ ra tin tưởng khả năng của bé, khi bé vấp ngã hay phạm sai lầm, hãy giúp bé nhận ra lỗi sai và tự đứng lên để tránh những sai lầm tiếp theo.
  • Tạo cho các bé nhiều cơ hội làm những gì bé thích và sở trường của con, được trải nghiệm và đam mê với một công việc nhỏ sẽ rất tốt giúp trẻ xây đắp sự tự tin vào chính mình.
  • Cha mẹ đừng nên chú trọng vào kết quả khi bé làm gì đó, hãy khuyến khích bé cố gắng vào những lần sau để bé có động lực.
  • Thử nghiệm và mắc lỗi là một phần trong cuộc sống của chúng ta, không ai làm tốt mọi chuyện, cha mẹ cũng nên đặt áp lực hay quá nghiêm khắc với bé. Trẻ có thể cảm thấy nản lòng và tuyệt vọng nếu mọi nỗ lực của mình đều không được đánh giá cao và bị coi thường.
  • Thay vì nói trẻ không được làm điều này điều kia, hãy chỉ cho con biết mình nên làm những gì. Hãy chỉ cho trẻ biết những điều tốt, đừng luôn phủ định bằng những từ “không nên làm”, bé sẽ cảm thấy gò bó và mệt mỏi.

Cha mẹ nên dùng tình yêu thương và quan tâm đến bé, hãy giao tiếp nhiều hơn để hiểu bé cần gì, muốn gì, hãy thấu hiểu bé chứ không phải áp đặt bé theo lối suy nghĩ của người lớn, bé không nhận thức được và cảm thấy cha mẹ ghét bỏ, không yêu thương mình, trách phạt mình, điều đó sẽ làm cho cách dạy con của bạn phản tác dụng.

Bài viết được chia sẻ bởi https://giasuviet.com.vn/.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.