Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Bệnh ảo giác ở người già – Những “nỗi khổ” không kể hết

0

Cập nhật vào 07/12

Bệnh ảo giác ở người già sẽ phục hồi nhanh hơn nếu nhận được sự chăm sóc tận tình từ người thân. Tuy nhiên trong quá trình chăm sóc có những nỗi khổ không thể kể hết.

Hãy cùng nozomi.edu.vn tìm hiểu bài viết sau đây:

  1. Người bị bệnh ảo giác ở người già không chịu uống thuốc đúng giờ:

Nhắc nhở bệnh nhân uống đúng thuốc, đúng thời điểm tránh tình trạng bỏ thuốc, dừng thuốc, uống thuốc không đủ hay quá liều làm ảnh hưởng tới kết quả điều trị. Ghi chép một cách chi tiết về quá  trình sử dụng thuốc, những chuyển biến trong quá trình điều trị cũng như thông báo cho bác sĩ khi có những biến cố xảy ra.

Chỉ nên cho bệnh nhân uống thuốc khi có người nhà bên cạnh. Không những thế, cần tuân thủ tuyệt đối những chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tâm thần về điều trị. Không tự ý tăng hoặc giảm liều, thay đổi loại thuốc mà chưa được bác sĩ điều trị đồng ý.

bệnh ảo giác ở người già 1

khó khăn khi cho người bệnh uống thuốc

Thông thường người bị bệnh ảo giác ở người già thường không uống thuốc hoặc là quên vì vậy người chăm sóc cần nhắc nhở và chuẩn bị đủ thuốc cho người bệnh uống.

  1. Khó khăn trong việc đưa người bệnh đi tái khám định kỳ:

Người mắc bệnh ảo giác ở người già thường có xu hướng thích ở một mình, sống khép mình, không giao tiếp với mọi người xung quanh. Vì vậy việc không đi tái khám định kỳ là điều dễ hiểu.

Không nên vì thấy người bệnh không chịu đi tái khám mà bỏ thuốc hay dừng thăm khám. Nên đưa người bệnh  đi khám đúng lịch hẹn của bác sĩ để được kiểm tra, chẩn đoán lại tình trạng hiện tại và đưa ra những điều chỉnh hợp lý nhất.

  1. Khó giao tiếp với người bệnh:

Bệnh ảo giác sẽ thay đổi khả năng truyền đạt suy nghĩ và cảm xúc của người thân với bạn. Họ có thể không biết làm thế nào để nói với bạn những gì họ cần. Họ có thể không hiểu những gì bạn muốn khi bạn đưa ra một câu hỏi hay một yêu cầu. Điều này có thể làm bạn nản lòng, nhưng những lời khuyên sau đây có thể giúp làm giảm căng thẳng và bạn sẽ hiểu người bệnh đang cần gì hơn:

  • Âm sắc của giọng nói và ngôn ngữ cơ thể rất quan trọng, hãy kiểm soát nét mặt của bạn. Hãy nói chuyện một cách thân mật và sử dụng xúc giác để thể hiện tình cảm của bạn.
  • Thu hút sự chú ý của họ, sau đó nói chuyện một cách chậm rãi và điềm tĩnh. Sử dụng từ và câu đơn giản. Nếu cần thiết, lặp lại các thông tin hoặc câu hỏi cho đến khi họ hiểu được.
  • Hãy hỏi các câu dạng có hoặc không. Tránh đưa ra các lựa chọn khi không có lựa chọn nào cả. Ví dụ, thay vì hỏi, “Anh có muốn đi ngủ không?” hãy nói “Đã đến giờ đi ngủ.”

bệnh ảo giác ở người già 2

người bị ảo giác sẽ không lắng nghe bạn nói

  1. Nỗi khổ trong việc nhận biết cảm xúc người bệnh:

Nếu người thân của bạn buồn bã, giận dữ, hay khó chịu, đừng phớt lờ các cảm xúc đó. Khi bạn cố gắng để đánh lạc hướng hoặc chuyển hướng họ, hãy để họ biết rằng bạn hiểu. Ví dụ, bạn có thể nói, “Tôi có thể thấy là anh đang chán nản. Hãy đi dạo một vòng nhé.” Điều này xác nhận tình cảm của người đó và có thể giúp họ bình tĩnh lại.

  1. Người bệnh dễ kích động:

Người bệnh có thể trở nên kích động vì nhiều lý do khác nhau. Thông thường, một thay đổi đột ngột trong môi trường xung quanh hoặc những tình huống khó chịu có thể khiến người bị ảo giác trở nên kích động.

Chuyển đến một căn hộ mới, hoặc nhập viện hay nhà an dưỡng thường có thể khiến họ lẫn lộn hoặc kích động. Ngay cả việc mặc quần áo hay trả lời sai cho một câu hỏi cũng có thể gây ra sự thất vọng. Phải đối phó với tình trạng lẫn lộn hoặc sự bất lực do ảo giác gây ra cũng có thể làm họ kích động. Kết quả là, họ có thể khóc, bứt rứt khó chịu, hoặc cố làm tổn thương người, hay chính mình khác bằng cách nào đó.

 Xem thêm:

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.