Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Lý giải hiện tượng du học sinh không muốn về nước

0

Cập nhật vào 22/02

Lý giải hiện tượng du học sinh không muốn về nước

Một sự thật hiện hữu là phần lớn du học sinh sau khi được đào tạo ở nước ngoài lại không muốn về nước cống hiến. Điển hình là cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” đã trải qua 14 năm, đồng nghĩa là đã có 13 quán quân được đầu tư du học tại nước ngoài. Thế nhưng sau ngần ấy thời gian, chỉ một người trong số đó trở về Việt Nam lập nghiệp. Nguyên nhân của hiện tượng “chảy máu chất xám” này là do đâu?

Rất ít du học sinh về nước sau khi học xong.

Rất ít du học sinh về nước sau khi học xong.

1. Chính sách đãi ngộ không cao

Trên thực tế tấm bằng danh giá ở nước ngoài nhiều khi lại không có độ “hot” ở trong nước như nhiều du học sinh tưởng tượng. Vì vậy khi đi xin việc họ cũng khá vất vả, hoặc mức lương và chế độ đãi ngộ không như mong muốn. Thậm chí  nhiều người đã về nước rồi lại đành “đắng lòng” cầm bằng quay lại môi trường cũ vì “miếng cơm manh áo”. Những ưu đãi hiện hành với “người tài” mới chỉ mang tính nhỏ lẻ, do các địa phương, các cơ quan đặt ra, tùy theo tình hình mà thực hiện, không phải một cơ chế ở tầm vĩ mô có khả năng khuyến khích những người có năng lực phấn đấu trong học tập và cống hiến theo yêu cầu ở các lĩnh vực kinh tế xã hội.

Trước tiên là chính sách quan liêu cùng kiểu làm việc “con ông cháu cha” khiến du học sinh rất khó khi xin việc. Họ không được cạnh tranh công bằng khi muốn nộp hồ sơ vào những vị trí tốt. Họ còn có một thực tế phải đối mặt khi về nước, đó là phải chạy chọt xin việc, phải va đập vào những thủ tục phức tạp, phải lo lót “đầu tiên” mà nhiều khi vẫn thất nghiệp.

Thêm nữa chúng ta vẫn phải công nhận rằng hiện nay chính sách đãi ngộ người tài trong nước chưa được cao nên nếu về nước du học sinh sẽ gặp nhiều khó khăn về tài chính. Vậy chẳng có lý do gì cùng một bằng cấp như thế, tại sao họ lại không chọn một con đường mà có thể có được một đời sống cao hơn. Tóm lại, do không có một sự đảm bảo cho cuộc sống gia đình chính bản thân của những du học sinh, họ không mặn mà với chuyện quay về Việt Nam làm việc.

2. Không có môi trường làm việc tốt

Một du học sinh chuyên ngành Công nghệ tại Nhật, 28 tuổi, sắp lấy bằng tiến sĩ cho biết: “Em không biết khi về có một môi trường tốt để làm việc không? Vấn đề không chỉ là thu nhập cao, mà là sự rút ngắn thời gian trưởng thành và cơ hội sáng tạo”.

Rõ ràng những kiến thức mà các du học sinh được trang bị ở nước ngoài lại rất khó ứng dụng khi làm việc tại Việt Nam. Sự thiếu thốn các điều kiện thực hiện, thiếu môi trường khoa học lại bị chèn ép, kèn cựa và hàng loạt những vấn đề tế nhị khác về thủ tục hành chính, về kinh phí, về con người, sự nhìn nhận thiếu công bằng đối với những trí thức trẻ… đã khiến những sinh viên giỏi không muốn trở lại môi trường làm việc ở VN sau khi tốt nghiệp. Nhiều bạn du học về lại thất nghiệp . Hoặc trong khi chờ việc lại làm thêm tại các công ty bảo vệ tại Hà Nội.

Du học sinh còn e ngại vấn đề gặp các sếp thiếu tri thức sử dụng vào những việc chẳng cần đến những điều đã học. Rồi sống mòn với nếp sống sáng cắp cặp đi, tối cắp về… Họ e ngại tất cả những mơ ước, hoài bão đều dần bị thui chột.

Bên cạnh đó, gần đây, giáo sư Ngô Bảo Châu còn chỉ ra thực tế là giáo dục đại học ở nước ta không có tính thực tiễn và chỉ áp dụng lý thuyết là nhiều và từ đó tạo ra lớp cử nhân chỉ biết lý thuyết, không biết thực hành. Điều đó tạo nên “độ vênh” so với những người được đào tạo ở nước ngoài. Khi du học sinh về nước làm việc sẽ có một sự mâu thuẫn giữa sinh viên Việt Nam và sinh viên du học nên chắc chắn hai bên sẽ khó làm việc được với nhau.

3. Điều kiện sống ở nước ngoài tốt hơn

Một lý do quan trọng nữa khiến đa số du học sinh ở lại nước ngoài sau khi du học là điều kiện và môi trường sống ở nước ngoài tự do, văn minh hơn, điều kiện tự nhiên cũng dễ chịu hơn.

Nếu so sánh giữa môi trường Việt Nam với các nước tiên tiến như Anh, Mỹ, Nhật thì rõ ràng các nước đó tốt hơn rất nhiều: từ khí hậu thời tiết, giao thông, an sinh xã hội… Chẳng hạn như việc mua bảo hiểm gần như là đương nhiên ở các nước này vì  nếu bị bệnh hay bất cứ tai nạn nào, công dân sẽ yên tâm được chi trả đầy đủ; còn ở Việt Nam các công ty bảo hiểm khó lòng thuyết phục khách hàng khi họ thường xuyên bị lừa đảo ‘tiền mất tật mang”, bệnh nhân dùng bảo hiểm cũng bị đối xử khác với khám chữa bệnh dịch vụ. Hoặc những chi phí công như trường học, bệnh viện… đều được miễn phí, trong khi ở Việt Nam ngoài những khoản phí phải đóng, để được dạy tốt, chữa bệnh tốt, người dân còn phải tìm cách “lót tay” cho thầy giáo, thầy thuốc…

Thêm một điều nữa là vấn đề tự do ngôn luận: Ở nước ngoài người dân được sống thực với mình, dám nói điều mình nghĩ. Trong khi về nước, lại phải giấu giếm ý nghĩ của mình, hoặc phải lựa chiều nói dối, không thực lòng.

Trên thực tế đến nay, chưa có một điều tra nào về thực trạng việc làm của những du học sinh, sau khi tốt nghiệp các trường ĐH nước ngoài trở về. Đây rõ ràng là vấn đề lớn, nhưng nhiều năm qua chưa được đặt ra một cách nghiêm túc. Với những lý do nói trên, chúng ta không thể trách cứ các bạn thủ khoa Olympia hay những du học sinh không trở về cống hiến cho đất nước, áp đặt cho là họ không yêu nước, không thực hiện trách nhiệm với đất nước. Ngay cả các học sinh sinh viên tỉnh lẻ, hay miền núi sau khi tốt nghiệp tại sao lại không về “phục vụ quê hương” mà tìm mọi các trụ lại ở các thành phố lớn, trong khi đó, phải vận động trí thức lên xây dựng miền núi, vùng sâu vùng xa. Vấn đề là chúng ta phải đề ra những phương án cụ thể để giữ chân người tài, và đó là trách nhiệm của những nhà lãnh đạo, nhà quản lý đất nước phải có tầm nhìn cao hơn.

4/5 - (1 vote)
Share.

Comments are closed.