Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

10 nguyên tắc rèn luyện cách cư xử của trẻ ngay từ nhỏ

0

Cập nhật vào 22/02

“Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”. Ngay từ khi sinh ra, trẻ như một tờ giấy trắng, có những hành động theo bản năng bẩm sinh.

Do đó, cha mẹ nên chú trọng chỉ bảo và có định hướng dạy dỗ trẻ cách ứng xử lễ phép với mọi người ngay từ nhỏ.

Bài viết dưới đây, https://nozomi.edu.vn sẽ chia sẻ với bạn 10 nguyên tắc rèn luyện cách cư xử của trẻ ngay từ nhỏ.

1. Biết chào hỏi mọi người

Một đứa trẻ ngoan cần phải biết chào hỏi mọi người. Ngay từ khi còn bé, cha mẹ hãy dạy con luôn mạnh dạn chào đón tất cả mọi người. Dạy con cách xưng hô và khoanh tay khi chào những người lớn tuổi.

2. Dạy con biết nói thật

Cha mẹ nên dạy con biết nói thật ngay từ khi còn nhỏ. Có như vậy, khi trẻ lớn lên mới có phẩm chất và đạo đức tốt. Trong giao tiếp hàng ngày, với con trẻ, cha mẹ tránh thất hữa, và luôn phải nói thật. Trẻ sẽ học theo cha mẹ và dám nói thật.

Khi trẻ nhận lỗi là lúc trẻ đang nói thật. Cha mẹ không nên la mắng con làm con sợ và lần sau sẽ không dám nói thật với cha mẹ nữa. Với lỗi lầm của con thì cha mẹ nên nhẹ nhàng chỉ cho con tránh vấp phải sai lầm lần nữa. Có như thế, trẻ sẽ tập nói thật và thành thói quen. Cách dạy con nói thật sẽ giúp con hình thành nhân cách toàn diện nhất.

3. Dạy trẻ nói lời “xin lỗi”

Cha mẹ sẽ thiếu sót nếu bỏ qua việc giáo dục trẻ biết nói lời “Xin lỗi”. Trẻ chỉ ngoan khi trẻ biết nhận lỗi do mình gây ra. Nếu không dạy trẻ biết nhận lỗi thì đến khi trẻ phạm phải sai lầm, trẻ sẽ tìm cách đổ lỗi cho người khác. Đồng thời, trẻ sẽ tìm cách nói dối bố mẹ và mọi người. Do đó, khi dạy trẻ  biết nhận lỗi, cha mẹ cần phải nghiêm khắc.

4. Dạy trẻ biết nói “Cảm ơn”

Cha mẹ nghĩ rằng do trẻ còn quá nhỏ nên không cần phải quá nghiêm khắc khi dạy con. Hoặc chờ đến khi con lớn, cha mẹ mới dạy con cách cư xử. Đây là một trong những quan điểm sai lầm của các bậc phụ huynh.

Khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ sẽ dạy dỗ, uốn nắn con dễ dàng và trẻ sẽ tiếp thu và hình thành thói quen tốt ngay từ bé. Do đó, dạy con biết nói lời “Cảm ơn” là cách cư xử lịch sự trong giao tiếp hàng ngày mà cha mẹ nên dạy con.

Chẳng hạn như có bạn bè trong lớp cho con mượn sách, trẻ nên nói lời cảm ơn tới bạn hay khi con bị ngã đau, có người nâng con dậy thì con cũng phải biết nói lời cảm ơn…Cha mẹ nên chỉ ra việc con biết nói lời cảm ơn khi có người giúp đỡ con. Điều này cũng ảnh hưởng rất lớn tới nhân cách của con sau này.

Dạy trẻ biết nói lời cảm ơn

Dạy trẻ biết nói lời cảm ơn

5. Dạy con không được gây gổ, đánh nhau với bạn

Thật không dễ dàng cho các bậc cha mẹ  giúp con kiểm soát cơn giận dữ. Trên lớp, trẻ thường xuyên chơi với bạn bè. Do còn nhỏ nên việc tranh giành dễ xảy ra và trẻ không kiểm soát được cơn nóng giận và có hành động đánh bạn. Cha mẹ nên khéo léo chỉ cho con biết đây là việc làm xấu, con không được lặp lại sai lầm này. Khi trẻ nhận thức được việc làm này không tốt, trẻ sẽ điềm tĩnh hơn và kiểm soát được cơn nóng giận. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới việc định hình tính cách của trẻ sau này.

6. Dạy con giữ phép lịch sự khi trả lời điện thoại

Để dạy con làm được điều này, cha mẹ cần có phương pháp dạy con và kiên trì trong một khoảng thời gian dài cho đến khi con có thói quen trả lời điện thoại nhuần nhuyễn.  Cha mẹ có thể dạy con một vài câu nói cơ bản như: “Xin lỗi! Cháu có thể biết ai ở đầu dây bên kia không ạ?” hoặc: “Dạ, hiện tại mẹ cháu không có ở nhà. Cô có muốn để lại lời nhắn nào đó cho mẹ cháu không ạ?”

Dạy con phép lịch sự khi nghe điện thoại

Dạy con phép lịch sự khi nghe điện thoại

7. Dạy con ăn uống gọn gàng, sạch sẽ

Trên bàn ăn, trẻ thường đánh rơi cơm và thức ăn ra ngoài bàn ăn. Cha mẹ nên nhắc nhở con phải biết gọn gàng, sạch sẽ. Tuyệt đối không  để cho trẻ có những thói quen xấu trong bữa ăn như cầm đũa, thìa gõ vào bát đĩa, hay kêu đói gào thét khi chưa có đồ ăn…

Thêm vào đó, Cha mẹ hãy tạo cho con tư thế ngồi ăn nghiêm chỉnh. Trước bữa ăn, nhắc nhở con biết mời cơm mọi người trong gia đình. Tuy là việc nhỏ nhưng điều đó sẽ giúp con hình thành thói quen và phong thái đĩnh đạc, ngăn nắp, gọn gàng trong cuộc sống sau này.

8. Dạy con cách sống hòa đồng

Đây là phương pháp dạy giúp con nâng cao khả năng làm việc nhóm sau này. Cha mẹ khuyến khích con tham gia vào các trò chơi có nhiều bạn bè của trẻ cùng tham gia. Trong quá trình vui chơi, trẻ sẽ tự hòa đồng với bạn bè, giúp trẻ phát huy được khả năng giao tiếp, thể hiện cá tính và tinh thần tập thể. Do đó, ngay từ đầu Cha mẹ nên quan tâm tạo điều kiện cho trẻ giao lưu, hòa đồng cùng bạn bè.

Dạy con cách sống hòa đồng

Dạy con cách sống hòa đồng

9. Mạnh dạn trước đám đông

Trước đám đông, Cha mẹ nên khuyến khích những điểm mạnh của trẻ và giúp trẻ tự tin thể hiện. Chẳng hạn như để trẻ có cơ hội lên sân khấu biểu diễn múa, hát, kể chuyện… trước đám đông. Điều này sẽ giúp bé tự tin, mạnh dạn thể hiện bản thân hơn và không còn nhút nhát, sợ hãi nhiều nữa.

Có thể tham khảo thêm tại 6 nguyên tắc dạy trẻ có được tự tin trước đám đông để có phương án phù hợp cho trẻ nhà bạn.

10. Dám chịu trách nhiệm

Khi trẻ mắc sai lầm, trẻ sẽ không nhận ra lỗi lầm của mình. Do đó, cha mẹ nên chú ý nhắc nhở trẻ về những sai lầm đó. Đồng thời, dạy con phải biết nhận trách nhiệm và nói lời xin lỗi kịp thời. Khi trẻ biết xin lỗi tức là trẻ đã dám chịu trách nhiệm với việc mình gây ra. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới nhân cách của trẻ sau này. Do đó, cha mẹ nên đặc biệt quan tâm trong khi dạy trẻ.

Nội dung bài viết được https://www.facebook.com/giasuviet.hn tổng hợp và chia sẻ.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.