Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Bài học rút ra từ sự việc “Gian lận trong làm Visa Mỹ”

0

Cập nhật vào 03/02

Bài học rút ra từ sự việc

Với số tiền là 20.000 đến 70.000 đôla các công dân Việt Nam dùng để hối lộ một nhà ngoại giao Mỹ để có được thị thực xuất cảnh Hoa Kỳ tạo ra nhiều vấn đề đáng để chúng ta suy ngẫm.

Vụ gian lận trong việc làm visa Mỹ

Nhà ngoại giao Michael Todd Sestak, 41 tuổi, đã ra trình diện trước tòa án liên bang ở Washington với tội danh nhận hối lộ và gian lận thị thực.

Ông Sestak là trưởng bộ phận cấp visa tại lãnh sự quán thành phố HCM và theo cáo trạng, ông đã nhận hối lộ để cấp visa kể từ tháng 3 năm 2012.

Ông Sestak đã hợp tác với một số đồng phạm, là những người làm trung gian đi gặp những người Việt không thể tự mình làm thủ tục xin visa hoặc đã bị từ chối visa.

Theo lời các công tố viên, nhóm này còn khuyến khích người Việt Nam vào Mỹ bằng visa du lịch để tiếp tục ở lại Mỹ quá hạn.

Ông Sestak được cho là đã nhận được nhiều triệu đôla hối lộ vì đã cấp những visa mà ông biết có những thông tin gian trá. Ông đã dùng những mánh khóe để chuyển tiền ra khỏi Việt Nam và cuối cùng dùng tiền đó để mua bất động sản tại Thái Lan.

Vào tháng 7 năm 2012, lãnh sự quán Mỹ tại thành phố HCM nhận được thư của một nguồn tin kín, báo cáo đang có một vụ gian lận visa. Người báo tin nói rằng từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 7 năm 2012, chỉ riêng một ngôi làng ở Việt Nam đã có độ từ 50 đến 70 người nhận được visa trong đường dây này.

Ông Sestak bị bắt tại California, Có hai phụ nữ cũng bị khởi tố trong vụ này và đang bị giam tại Mỹ.

Một người là Hồng Võ, 27 tuổi, có quốc tịch Mỹ; và người kia là Huỳnh Thanh Trúc, 29 tuổi, quốc tịch Việt Nam.

Bài học rút ra từ sự việc

Michael Sestak, cựu nhân viên lãnh sự quán Mỹ tại thành phố Hồ Chí Minh.

Và bài học xương máu…

Bài học đầu tiên đối với các Đại sứ quán đặc biệt là Đại sứ quán Mỹ đó là yêu cầu người thực hiện xét duyệt làm visa cho người dân cần phải được tuyển chọn khắt khe. Người làm vai trò xét duyệt vừa cần phải có kiến thức chuyên môn lẫn tư cách đạo đức để vững vàng trong việc xử thế. Như Sestak đã vì đồng tiền mà đánh mất nhân phẩm, làm mất đi uy tín của một cơ quan ngoại giao danh tiếng như Đại sứ quán Mỹ đối trong con mắt của người dân các nước nói chung và người dân Việt Nam nói riêng. Bản án 20 năm tù còn là quá nhẹ. Ngoài ra ta còn thấy kẽ hở trong hệ thống pháp luật của Mỹ vẫn còn nhiều điều đáng phải bàn. Từ đó, có thể khẳng định pháp luật Mỹ chưa phải văn minh và kín kẽ nhất thế giới.

Đối với người dân Việt, Hồng Võ, 27 tuổi, và Huỳnh Thanh Trúc, 29 tuổi họ đã vì tiền mà cũng tham gia vào vụ nhận hối lộ nhơ nhuốc  này. Cái giá phải trả cho lòng tham là nhà tù và bản án lương tâm nghiêm khắc

Còn những người Việt thực hiện hối lộ để có được visa có thể nói rằng  chỉ vì mưu cầu hạnh phúc cá nhân, đem những mong muốn được rời bỏ mảnh đất quê hương và nhập cư của họ quá lớn đến nỗi visa đã bị từ chối rồi mà vẫn không từ bỏ. Họ phải dùng con đường phi pháp để thực hiện ước mơ đời mình. Đó là ước mơ quá thấp hèn. Nhẽ ra bản án lương tâm và luật pháp cũng phải trừng trị họ. Nhưng chúng ta chưa thấy báo chí và luật pháp phanh phui ra họ.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.