Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Tổng hợp kinh nghiệm du học Nhật Bản (P2)

0

Cập nhật vào 03/02

Không những phải chuẩn bị khi ở Việt Nam, khi sang Nhật sinh sống, bạn cũng cần phải chuẩn bị tìm hiểu rất nhiều, từ kinh nghiệm thuê nhà, đến kinh nghiệm chi tiêu hàng ngày.

Ở phần I chúng tôi có gửi tới các bạn các kinh nghiệm khi chuẩn bị đi du học tại đất nước hoa anh đào: kinh nghiệm chọn trường, thủ tục xin visa, hành trang du học… Xem chi tiết tại: Kinh nghiệm du học Nhật Bản – Chọn trường – Làm Visa – Đồ mang theo

Trong phần tiếp theo này chúng tôi sẽ giới thiệu thêm một vài kinh nghiệm khi bạn đến sinh sống, du học tại Nhật.

4. Kinh nghiệm khi đi thuê nhà bạn phải nắm vững

Không riêng gì ở Việt Nam, việc thuê nhà trọ ở Nhật cũng rất vất vả và gian nan. Nếu bạn nào may mắn đăng ký được ở kí túc xá trong trường một hoặc 2 năm đầu thì rất tốt cho việc học tập. Dưới đây là một số kinh nghiệm khi bạn thuê nhà ở Nhật:

Thủ tục thuê nhà ở Nhật

Khác với ở Việt Nam các bạn sinh viên thường tìm nhà qua lời giới thiệu của người quen, hoặc trong các xóm trọ sinh viên gần trường Đại học.

Thủ tục thuê nhà ở Nhật

Ở Nhật thủ tục thuê nhà thường được tiến hành thông qua các nhà môi giới bất động sản. Thường mùa thuê nhà bắt đầu vào khoảng tháng 2 cho đến tháng 4. Vì tháng 4 là tháng bắt đầu năm học và làm việc tại Nhật. Cũng vì đây là thời gian mọi người đổ xô đi thuê nhà nên giá nhà có thể bị đẩy lên một ít, nếu có thời gian dư dả thì các bạn có thể bắt đầu việc tìm nhà sớm hơn, vào khoảng đầu tháng 1, lúc này người đi tìm thuê nhà chưa nhiều nên có thể xem xét, lựa chọn được nhiều nhà với giá cả hợp lý với các nhà môi giới bất động sản (fudousan).

Nếu bạn chưa có kinh nghiệm thuê nhà ở đất nước này có thể xem thêm bài viết Những lưu ý không thể bỏ qua khi thuê nhà trọ ở Nhật Bản.

Chọn vùng thuê nhà thuận tiện cho công việc và học tập

Một điều khác biệt nữa giữa việc thuê nhà ở Nhật Bản và Việt Nam là: ở Nhật lúc kí hợp đồng thuê nhà, ngoài tiền nhà tháng đầu tiên phải trả, bạn còn phải trả thêm một số khoản khác, gồm: tiền lễ và tiền đặt cọc. Đây là hai loại tiền này trả cho chủ nhà thuê; và thêm một khoản khác trả cho trung tâm môi giới bất động sản là tiền phí giới thiệu (các thủ tục thuê nhà ở Nhật Bản chủ yếu thông qua nhà môi giới bất động sản, chứ không tiến hành giao dịch trực tiếp với chủ nhà).

Tổng hợp kinh nghiệm du học Nhật Bản (P2)

Tiền lễ là tiền biếu cho chủ nhà trước khi vào nhà ở, không được hoàn lại sau khi hết hợp đồng; tiền đặt cọc là tiền đặt trước cho chủ nhà, nhằm sửa chữa những tổn hại do người thuê gây ra sau khi hết hợp đồng thuê nhà, phần tiền dư ra nếu chi phí sửa chữa sau khi hết hợp đồng ít hơn tiền đã đặt cọc sẽ được chủ nhà gửi lại. Như vậy bạn cần phải chuẩn bị số tiền khá lớn khoảng 160,000Yen – 200,000Yen cho một lần chuyển nhà!

Một lưu ý nữa bạn cần nhớ, đó hãy đến và xem xét xung quanh vùng bạn định thuê. Và bạn hoàn toàn có thể vào hỏi trực tiếp những fudousan đó. Chắc chắn rằng bạn sẽ được giới thiệu chi tiết về những mẫu nhà trọ mà fudousan đó quản lý (trên bản vẽ). Nếu tìm được nhà nào ưng ý (khoảng 2,3 nhà) thì bạn có thể yêu cầu fudousan cho đi xem trực tiếp căn nhà như thế nào.

Tổng hợp kinh nghiệm du học Nhật Bản (P2)

Sau khi đi xem trực tiếp và thấy ưng ý về cấu trúc, thiết bị của căn nhà cũng như các điều kiện giá cả của hợp đồng, bước tiếp theo là kí hợp đồng thuê nhà. Hợp đồng thuê nhà ở Nhật thường kéo dài 2 năm, nếu sau 2 năm bạn muốn thuê tiếp nhà đó thì bạn sẽ phải trả thêm một phí gọi là (koushinhi) để kéo dài hợp đồng, thường phí này bằng giá tiền một tháng thuê nhà (có thể ít hơn hoặc nhiều hơn tùy theo nơi ở và chủ nhà).

Tuy nhiên, nếu đã kí hợp đồng 2 năm nhưng trong vòng chưa tới 2 năm có việc đột xuất bạn muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà thì phải báo trước hơn 1 tháng cho phía nhà môi giới bất động sản, tùy theo hợp đồng lúc đầu thỏa thuận bạn có phải bồi thường tiền cho việc đơn phương chấm dứt hợp đồng hay không (trước lúc kí hợp đồng bạn nên trao đổi thẳng thắn với nhà môi giới về điều khoản này).

Giá tiền thuê nhà ở Nhật Bản là bao nhiêu?

Một bài toán đặt ra cho các bạn: Giữa 60,000 Yen/tháng cho một căn phòng rộng 10m2 ở trung tâm Tokyo với một căn phòng chỉ từ 20,000 – 30,000 Yen/tháng tại vùng ngoại ô yên tĩnh, trong lành bạn sẽ chọn giải pháp nào?

Mặc dù tìm và thuê nhà trọ ở ngoại ô Nhật Bản việc đi lại của bạn có vất vả hơn chút nhưng bù lại “hầu bao” của bạn đảm bảo được an toàn hơn rất nhiều.

Giá tiền thuê nhà ở Nhật Bản là bao nhiêu?

Tiền nhà của bạn sẽ được tính căn cứ vào vị trí của nó, càng gần với trung tâm, tiền nhà càng cao, càng xa trung tâm, tiền nhà càng rẻ. Ngoài ra, tiền nhà còn thay đổi tùy theo khoảng cách đến nhà ga, số năm xây dựng, môi trường xung quanh…

5. Kinh nghiệm mua sắm

Tuyệt đối không được trả giá

Tại các cửa hàng bán lẻ, tất cả hàng hóa đều có ghi giá. Có trường hợp những mặt hàng như thịt, cá, rau, trái cây không ghi giá trên đó, hoặc bán thấp hơn giá đã in thì chắc chắn có bảng giá để riêng ở chỗ khác.

Đối với các du học sinh Việt Nam khi du học đại học tại Nhật thì việc sinh sống tại một quốc gia đắt đỏ nhất thế giới, vấn đề quản lý việc chi tiêu, sử dụng tiền bạc luôn khiến các du học sinh đau đầu, vì thế bạn nên tham khảo những cách tiết kiệm chi phí khi đi du học Nhật Bản.

Tổng hợp kinh nghiệm du học Nhật Bản (P2)

Thông thường thì khách hàng người Nhật thường mua theo đúng giá, không bao giờ mặc cả giảm giá. Phía cửa hàng cũng không bán gian lận với giá cao hơn. Nếu cửa hàng muốn gian lạn lấy lời thì khách hàng cũng sẽ biết và hơn nữa sẽ bị mất chữ tín. Nếu cảm thấy giá ở cửa hàng này đắt thì chuyển sang cửa hàng khác. Tập quán buôn bán như thế này có lẽ là kiểu riêng của Nhật. Nếu bạn mặc cả ở cửa hàng, khả năng cao là sẽ bị ghét.

Hãy luôn ghi nhớ đừng bao giờ thử đồ ăn

Tại một nước nào đó, người ta có thói quen là mặc cả giá sau khi ăn thử. Tại Nhật Bản, không được tùy tiện ăn thử một món đồ bày trong cửa hàng. Trường hợp cho ăn thử thì sẽ được thông báo cho mọi người biết. Nếu không, bạn sẽ thực sự gặp rắc rối với người của cửa hàng.

Tập làm quen với những cửa hàng tự phục vụ

Tại Nhật, khi một cửa hàng phát triển lên một quy mô lớn nào đó thì phần lớn sẽ chuyển sang hình thức tự phục vụ. Tại những cửa hàng như thế này thì có chế độ tự lấy hàng muốn mua bỏ vào làn của cửa hàng, cuối cùng thanh toán tiền chung một lần tại quầy thanh toán. Có thể tự chọn nhiều mặt hàng, có nhiều cửa hàng mở cửa suốt 24h, rất tiện lợi.

Tập làm quen với những cửa hàng tự phục vụ

Tuy nhiên, hàng hóa của cửa hàng như vậy thì có trường hợp không có để giá trên món hàng, mà chỉ có ghi cái gọi là mã vạch. Mã vạch này dù khách hàng có xem cũng không hiểu được. Khi trả tiền sẽ có máy quét đọc loại hàng và giá cả một cách tự động.

Trong một cửa hàng tự phục vụ rộng lớn, ngoài những nơi ở gần máy tính tiền thì không có người của cửa hàng. Cửa hàng luôn luôn có camera đặt trên trần nhà của cửa hàng nên nếu định ăn lén thì sẽ bị phát hiện ngay.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.