Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Phần 1- Núi Phú Sĩ: Biểu tượng linh thiêng độc đáo xứ Phù Tang

0

Cập nhật vào 22/02

Phần 1- Núi Phú Sĩ: Biểu tượng linh thiêng độc đáo xứ Phù Tang

Nhật Bản vốn được coi là đất nước có một nền văn hóa vô cùng đặc sắc với nhiều biểu tượng không thể thay thế: Hoa anh đào, vườn Nhật, kimono, gheisha… trong số đó không thể không kể đến một biểu tượng linh thiêng, tượng trưng cho sức mạnh và khí thế Nhật, đó là núi Phú Sĩ.

Ngọn núi lửa nguy hiểm

Núi Phú Sĩ (Fuji) là ngọn núi cao nhất Nhật Bản (cao 3.776m) nằm ở tỉnh Shizouka, cách thủ đô Tokyo khoảng 100km về phía Tây Nam. Diện tích của núi vào khoảng 90.76km2. Nhiều người nói rằng tên ngọn núi bắt nguồn từ động từ “thổi bật ra” (fuchi) trong ngôn ngữ của người Ainu. 

Trước đây, núi Phú Sĩ là một ngọn núi lửa vô cùng nguy hiểm. Từ thế kỷ 18 đến nay, nó đã phun trào ít nhất 10 lần. Tro bụi, dung nham tung lên hàng trăm km, che phủ cả Tokyo, đồng thời tạo cho ngọn núi này cái đỉnh chóp tuyệt vời như ngày nay. 

Lòng chảo phía trong của núi Phú Sĩ hiện nay chính là dấu tích của miệng núi lửa rộng khoảng 500m, sâu 200m.  Trên thân núi, cây cối chỉ mọc được từ độ cao 2400-2800m trở xuống, còn từ độ cao đó lên tới đỉnh núi là những sườn núi trơ trụi chỉ có nham thạch. Đường kính ở chân núi, kể cả các vùng nham thạch rộng lớn, vào khoảng 40-50km. Nham thạch từ núi Phú Sĩ được phát hiện thấy ở đáy biển gần Tagonoura, cho thấy dòng nham thạch từng phun lên tới độ cao gần 4000m. 

Từ năm 1707 tới nay, núi Phú Sĩ đã hoàn toàn không còn hoạt động phun khói hay động đất, tuy nó là một ngọn  núi lửa tương đối trẻ. Dẫu vậy ngọn núi này vẫn được các nhà địa chất học xếp vào loại núi lửa đang hoạt động và gần đây thì có tin đồn nó đang hoạt động trở lại. 

Ngọn núi du lịch

Núi Phú Sĩ có hình chóp tuyệt đẹp, đó là kết quả của những đợt phun nham thạch trong quá khứ. Đỉnh núi quanh năm tuyết phủ tạo thành một điểm sáng mờ khi soi bóng xuống dòng sông đóng băng Yamanaka. Vẻ đẹp tuyệt hảo đó của nó đã tạo cảm hứng cho nhiều thế hệ các nghệ sĩ và thi sĩ của xứ Phù Tang, đồng thời trở thành một địa điểm du lịch nổi tếng toàn thế giới. 

Ngày nay, khí hậu quanh khu vực núi Phú Sĩ ổn định, trên đỉnh núi gió nhẹ, nhiệt độ từ 5oc đến 6oc, cộng với phong cảnh của 5 cái hồ lớn ở chân núi lại càng làm cho cảnh quan núi Phú Sĩ càng thêm ngoạn mục. Hàng năm, núi Phú Sĩ được mở cửa trong vòng hai tháng. Từ ngày 1 tháng 7 người ta làm lễ mở cửa ở núi Gogome thuộc cửa Yoshida. Ngày 31 tháng 8 mọi hoạt động chính thức kết thúc. Ðây là thời gian có khí hậu lí tưởng nhất ở núi Phú Sĩ nên cũng là thời gian đón nhiều khách du dịch nhất, mỗi ngày ước tính có đến hàng chục ngàn người leo núi Phú Sĩ. Mặc dù thời gian mở cửa không nhiều, song hàng năm cũng vẫn lôi cuốn khoảng 25 triệu người Nhật Bản và khách nước ngoài đến tham quan, du lịch ở đây, trong đó có khoảng 30% là người nước ngoài. 

Nếu bạn  leo một mạch lên đến tận đỉnh thì phải mất khoảng 7 tiếng đồng hồ. Thông thường, du khách sẽ leo một mạch từ chân núi vào buổi đêm để có thể lên tới đỉnh núi đúng lúc mặt trời mọc. Theo truyền thống, những người leo núi Phú Sĩ thường mặc đồ màu trắng, nhưng hiện nay rất hiếm người thực hiện.

Xem Thêm : 10 Điều thú vị không thể bỏ qua khi đến nhật bản 

Đoạn đường từ chân núi lên tới đỉnh Phú Sĩ thì được chia thành 10 trạm, nhưng khi bạn leo lên tới trạm thứ 5, bạn đã đi được một độ cao tới 2.300m so với mặt biển. Tất cả đường đi đều được lát đá rất đẹp và dễ đi.  Ôtô có thể lên đến trạm thứ 3. Tại mỗi trạm dừng chân, du khách có thể thưởng thức những món ăn truyền thống của Nhật, như món súp miso nóng (canh đậu tương) để được tiếp thêm sức lực. Bởi càng leo lên cao, nhiệt độ càng thay đổi rất nhanh, từ nóng chuyển sang mát và cuối cùng là lạnh.

Từ lưng chừng núi nhìn ra xa, du khách sẽ được ngắm nhìn một cảnh tượng bao la, hùng vĩ và đẹp không có gì kể xiết; những cái hồ xanh ngắt lấp ló giữa cánh rừng bạt ngàn. Ở đây du khách sẽ được ngắm nhìn hồ Waldo Lake nổi tiếng rộng nhất và sâu nhất thuộc khu rừng quốc gia Willamette. Đặc biệt nước hồ này được xem là trong lành và tinh khiết nhất thế giới. Cách đây khoảng 100 năm con hồ này cũng đã từng phun trào những khối nham thạch khổng lồ. 

Ngọn núi thần 

Với người dân Nhật Bản, núi Phú Sĩ là một “ngọn núi thiêng”, “ngọn núi thần” che chở cho nước Nhật, đem đến sự tốt lành, may mắn. Người Nhật có câu “thứ nhất Fuji, thứ nhì Naka, thứ ba Nasu”. Có nghĩa là, vào đêm mùng một Tết, may mắn nhất là những người nằm mơ thấy núi Phú Sĩ, thứ hai là chim ưng,thứ ba là cà tím. Nhiều người sùng bái núi Phú Sĩ đã thành lập một tổ chức tín ngưỡng ngọn núi này gọi là “Fuiiko”. Việc trèo lên ngọn núi được coi là công việc thiêng liêng mà người Nhật nào cũng cố gắng được làm một lần trong đời. 

Từng đoàn người nối đuôi nhau trong màn đêm, ánh đèn pin rực rỡ tiến thẳng lên đỉnh núi, tưởng chừng như một con rồng khổng lồ đang cuộn mình. Lên đỉnh núi có 5 đường chính: Kawaguchiko, Subashiri, Fujinomiya, Fuji-Yoshida và Gotemba. Trong khi đi lên đỉnh mất từ 5 đến 9 tiếng thì khi xuống chỉ mất 3 tiếng. Thời tiết có lúc khắc nghiệt, con đường dài khó khăn, hiểm trở, song bước chân tìm về nguồn cội không lúc nào ngơi nghỉ. 

Trước đây, núi Phú Sĩ là một trung tâm hành hương chứ không phải một khu giải trí, nên việc leo núi có có rất nhiều quy định nghiêm ngặt. Ví dụ như từ năm 1871 trở về trước, phụ nữ hành hương bị cấm không được vượt quá trạm thứ 2  vì người ta cho rằng phụ nữ sẽ làm ô uế sự hiện diện của thánh thần nên có thể gây ra thời tiết xấu. 

Những người hành hương phải tẩy rửa thân thể trong sạch tại 5 hồ lớn ở chân núi,  mặc đồ trắng, lên tới trạm thứ 8 và nghỉ một đêm trong lều. Sáng sớm hôm sau, họ sẽ lên đỉnh núi để ngắm bình minh, tiếng Nhật gọi là goraiko, sau đó đi một vòng quanh miệng núi lửa trước khi xuống núi theo một đường khác. 

Ngày nay vẫn có thể gặp những người ăn vận đồ trắng leo núi Phú Sĩ. Họ là các tín đồ của Fujikyo – một đoàn thể vừa mang những yếu tố của Thần đạo, vừa mang những yếu tố của đạo Phật – coi ngọn núi như một nơi linh thiêng. “Nhật Bản không có núi Phú Sĩ, tựa như nước Mỹ không có “Nữ Thần Tự Do” – người Nhật Bản thường tự hào nói về biểu tượng linh thiêng của đất nước họ như vậy. 

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.