Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Những điều có thể bạn chưa biết về văn hóa chào hỏi của người Nhật

0

Cập nhật vào 22/02

Những điều có thể bạn chưa biết về văn hóa chào hỏi của người Nhật
Những điều có thể bạn chưa biết về văn hóa chào hỏi của người Nhật

Chào hỏi là điều trẻ con tại Nhật Bản phải học ngay từ khi còn rất nhỏ. Đây là nét văn hóa làm nên sự lịch thiệp của người Nhật. Hãy cùng xem cách chào hỏi của người Nhật như thế nào nhé!

Nhật Bản là đất nước được biết đến là rất coi trọng lễ nghi, nhất là qua cách cách cúi chào. Đối với người Nhật, việc đánh giá một người không chỉ dựa vào cách nói chuyện, ăn mặc và còn dựa vào thái độ, cử chỉ của người đó có phù hợp, đúng quy cách hay không.

Ấn tượng về lần đầu gặp mặt thường rất quan trọng. Hiểu đúng và làm đúng từ những điều cơ bản nhất như cách cúi chào theo đúng lễ nghi sẽ khiến bạn ghi điểm trong mắt người Nhật. Dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản về văn hóa chào hỏi của người Nhật.

1. Cúi chào trong mọi tình huống

Một quy tắc chung được người Nhật áp dụng từ trước tới nay khi cúi chào là cúi đầu về phía trước, lưng phải thẳng, hai tay thẳng ép sát hông, hai chân đứng khép, thẳng.

Người Nhật luôn cúi chào trong mọi tình huống

Cúi chào trong mọi tình huống

Động tác cúi đầu chào của Nhật Bản tưởng chừng đơn giản nhưng nó cũng có kỹ thuật. Khi cúi chào chúng ta luôn phải giữ cho lưng thật thẳng, luôn trong tư thế ngẩng cao đầu, nửa thân trên nhẹ nhàng hướng về phía trước nhưng nửa thân dưới vẫn phải theo một đường thẳng, không được cong về phía sau. Đối với nam thì hai tay đặt dọc theo thân, còn với nữ thì đặt hai tay ở vạt áo trước thành hình chữ V, bàn tay phải đặt trên bàn tay trái. Mắt luôn hướng xuống khi ta thực hiện động tác cúi đầu, và càng cúi lâu thì càng thể hiện sự tôn trọng của chúng ta với người đối diện. Một điều thú vị đó là, hành động cúi đầu này không những dùng khi chào hỏi mà còn được dùng để tỏ lòng biết ơn hay xin lỗi, người Nhật gọi đó là hành động Ojigi.

Một quy định ăn sâu vào tâm thức người Nhật, đó là “trọng người trên”, vì vậy mặc định là “người dưới” bao giờ cũng phải cúi chào “người trên”. “người trên” ở đây có thể được coi là người cao tuổi hơn mình hoặc có địa vị xã hội trên mình.

2. Giao tiếp mắt

Người Nhật Bản thường phải tránh cái nhìn trực diện vào người đối thoại, họ sẽ thường nhìn vào một vật trung gian như caravat, hay một cuốn sách, đồ nữ trang hoặc lọ hoa…, hoặc cúi đầu xuống và nhìn sang bên. Nếu như khi nói chuyện mà nhìn thẳng vào người đối thoại thì cũng bị xem như là một người thiếu lịch sự, khiếm nhã và không đúng mực.

Văn hóa chào hỏi người Nhật tránh giao tiếp mắt

Tránh giao tiếp mắt

Khác với người phương Tây, người Nhật thường tránh ánh nhìn trực diện khi giao tiếp mà thường tập trung vào những điểm khác ở phía người giao tiếp. Đặc biệt khi giao tiếp với cấp trên, người lớn tuổi hơn thì tuyệt đối không được nhìn thẳng mà thường cúi nhẹ và nhìn xuống dưới.

3. Không cúi chào khi đang nói, đang đi hay đang ngồi

Đối với người Nhật khi chào hỏi họ không nói hoặc làm việc hay hoạt động, họ luôn hoàn thành câu nói trước khi cúi chào. Tuy nhiên, điều này cũng có ngoại lệ là khi bạn muốn xin lỗi lúc đó bạn có thể vừa nói vừa cúi đầu. Tương tự như vậy, khi bạn đang đi, hãy dừng lại rồi hẵng cúi chào.

Việc đang phải ngồi và cúi chào cũng có vẻ không được lịch thiệp cho lắm nên nếu ở Nhật Bản, hãy đứng dậy chào nhau trước khi ngồi lại ghế.

4. Cúi chào kể cả khi nghe điện thoại

Dường như việc cúi chào đã trở thành một phản xạ và thói quen của người Nhật Bản khi giao tiếp. Do đó, đừng quá ngạc nhiên khi bạn đang đi trên đường và thấy một người Nhật Bản cúi chào trong khi chẳng có ai xung quanh.

Người Nhật cúi chào ngay cả khi nghe điện thoại

Cúi chào ngay cả khi nghe điện thoại

Đó là bởi vì họ đang nghe điện thoại và cúi chào người ở đầu dây bên kia, dù chắc chắn đối phương cũng không thể nhìn thấy gì. Thông thường khi cúi chào qua điện thoại chỉ đơn giản là gật đầu nhưng nhiều người thậm chí còn phải dừng lại và cúi rạp xuống theo góc 15 hay 45 độ.

5. Không chắp tay trước ngực khi cúi đầu

Với nhiều người, tư thế chắp tay trước ngực khi cúi đầu có nguồn gốc từ Phật giáo Trung Quốc và được coi là một trong những dáng cúi đầu nguyên thủy nhất. Tuy nhiên giờ đây, nó không còn phù hợp tại Nhật Bản trong các giao tiếp thông thường. Khi cúi chào bạn tuyệt đối không được chắp tay trước ngực.

Bạn vẫn có thể thực hiện những động tác như vậy trong các nghi lễ tôn giáo, thờ cúng.

Ngày nay, nghi thức cúi chào cũng được tiết giảm nhiều, thường chú trọng trong lần gặp đầu tiên, hoặc với đối tác quan trọng. Khi đã thân thiết, việc hành lễ này cũng được đơn giản hơn, đôi khi chỉ là một cử chỉ gật đầu nhẹ, hay một cái vẫy tay hoặc một lời chào xã giao. Việc này cho thấy các lễ tiết trong văn hóa Nhật cũng đang dần có sự thay đổi để hòa nhập với văn hóa cộng đồng thế giới.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.