Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Người bị bệnh ung thư lưỡi nên ăn gì và kiêng ăn gì?

0

Cập nhật vào 19/03

Bệnh nhân ung thư lưỡi sẽ cảm thấy đau nhức, khó chịu khi ăn. Do vậy, chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư lưỡi gồm các thức ăn mềm, dễ ăn, dễ nuốt và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho người bệnh. Sử dụng thêm nấm lim xanh cũng là biện pháp hỗ trợ điều trị ung thư lưỡi hiệu quả.

Bệnh nhân ung thư lưỡi uống nấm lim xanh có tốt không?

Câu trả lời là Có. Nấm lim xanh là một dòng dược liệu quý hiếm, có nguồn gốc từ tự nhiên. Dòng nấm này được mọc ra từ thân cây Lim mục đã chết. Nấm lim xanh có khá nhiều công dụng đối với sức khỏe cũng như được dùng để điều trị, ngăn chặn bệnh ung thư.

Phân loại nấm lim xanh

  • Hồng linh chi: mọc ra từ rễ cây Lim;
  • Hắc linh chi: mọc ra từ vỏ cây Lim;
  • Bạch linh chi: mọc ra từ lõi cây Lim;
  • Thanh linh chi, Tử linh chi, Hoàng linh chi: mọc ra từ tầng giữa cây Lim.

Tác dụng của nấm lim xanh với bệnh nhân ung thư lưỡi

Theo nhiều công trình nghiên cứu thì nấm lim rừng có tác dụng rất tốt đối với người bệnh ung thư lưỡi nói riêng và bệnh nhân ung thư nói chung.

Nguyên nhân khiến nấm lim rừng có vai trò tốt với người mắc bệnh ung thư là  trong loại cây này chứa nhiều hàm lượng Beta Glucan – là chuỗi của các phân tử glucose, có tác dụng ngăn nhiễm trùng, chữa lành vết thương, tăng cường hệ miễn dịch và làm giảm bớt tế bào ung thư. Beta glucan kích hoạt và tăng số lượng các tế bào miễn dịch cơ thể macrophage, chống lại những tác nhân gây hại, trong đó có tế bào ung thư.

Không chỉ vậy nấm lim rừng còn chứa các dược chất Triterpenes, Germanium, Polysaccharides… nhằm ức chế sự phát triển và di căn của khối u ung thư, cũng như tăng cường chức năng miễn dịch của bệnh nhân bằng nhiều cơ chế như chống tăng sinh, chống di căn, chống viêm, ổn định miễn dịch.

Hơn nữa, Polysaccharides trong nấm lim xanh rừng có tác dụng biệt hóa tế bào (nhất là các tế bào bạch cầu), giúp tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch, từ đó nâng cao hiệu quả điều trị ung thư hiệu quả.

Khi bệnh nhân ung thư ở giai đoạn 1nấm lim xanh có thể dùng để hỗ trợ, kết hợp với quá trình trị liệu của Tây y để chữa trị các bệnh ung thư. Bệnh nhân ung thư giai đoạn di cănsử dụng nấm lim xanh giúp giảm đau, kéo dài tuổi thọ.

Giá nấm lim xanh tương đối đắt thế nhưng tác dụng của dược liệu này đối với bệnh nhân ung thư cực kỳ tốt. (Tìm hiểu thêm về giá nấm tại bài Nấm lim xanh giá bao nhiêu)

Người bị ung thư lưỡi có thể sắc nước nấm lim xanh để uống
Người bị ung thư lưỡi có thể sắc nước nấm lim xanh để uống

Cách dùng nấm lim xanh hỗ trợ điều trị ung thư lưỡi

Nấm lim rừng tán bột là phương pháp chế biến nấm lim xanh được nhiều người thực hiện bởi sự tiện lợi trong quá trình dùng. Để tán bột nấm lim xanh bạn cần chuẩn bị nấm lim xanh khô (200g), nước nóng…

Nấm lim xanh tự nhiên chúng ta tốt nhất nên ngâm nước muối pha loãng từ 5 – 7 phút để làm sạch, loại bỏ bụi bẩn, đem phơi thật kỹ cho khô, tiếp đến nghiền nhuyễn nấm lim thành bột mịn, đem bột nấm cất trong túi hoặc lọ đậy kín, để nơi khô ráo. Mỗi lần sử dụng bạn cho 10 – 20g bột nấm lim rừng hòa cùng 1 .5 lít nước sôi, Sử dụng thìa khuấy đều, uống nước nấm trong ngày.

Nấm lim tự nhiên có tác dụng phụ không?

Là dược liệu lành tính, nấm lim rừng không gây tác dụng phụ khi sử dụng. Thế nhưng do cơ địa của từng người, cùng với đó là uống nấm lim xanh không đúng cách, mua nhầm nấm lim giả kém chất lượng, bị hư hỏng… mà một vài người gặp các dấu hiệu bất thường khi uống: ngứa, chóng mặt, tiêu chảy, buồn nôn. Cụ thể:

Người mới bắt đầu uống, cơ thể chữa thích nghi các dược tính ở nấm lim rừng, trường hợp uống lượng nấm nhiều (trên 20g trở lên) thì cơ thể dễ sinh ra các phản ứng, như: chóng mặt, đau bụng… Thường thì chỉ 3- 4 ngày khi cơ thể đã quen với dược chất trong nấm lim tự nhiên thì các triệu chứng trên giảm xuống và biến mất. Tuy nhiên lời khuyên dành cho người mới bắt đầu uống là chỉ nên dùng 5 – 7g nấm sau đó mới tăng liều lượng là tốt nhất.

Không chế biến nấm lim xanh chuẩn cũng là nguyên nhân khiến bạn gặp tác dụng phụ khi dùng nấm. Nấm lim xanh thật ở phần gốc sẽ bám một ít gỗ lim, gỗ lim rất độc do vậy bạn cần phải loại bỏ phần này khi chế biến nấm. Không cẩn thận nấu luôn cả phần rễ dính gỗ lim thì độc tính trong gỗ lim sẽ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn: tiêu chảy… cho đối tượng uống.

Người có cơ địa nhạy cảm, dị ứng với 1 trong các thành phần dược chất trong nấm lim xanh cũng dễ gặp các dấu hiệu không tốt nêu trên.

Những ai mua phải nấm lim rởm, nấm bị mốc hoặc mọt… cũng sẽ dễ bị các triệu chứng buồn nôn, đau bụng,…

Để việc sử dụng nấm lim xanh đạt được hiệu quả cao nhất, mời bạn tìm hiểu thêm Cách dùng nấm lim xanh.

Để hiểu rõ hơn về tác dụng của từng loại dược chất có trong nấm lim xanh, mời bạn tham khảo thêm video dưới đây:

Người bị bệnh ung thư lưỡi nên ăn gì, uống gì khác? 

Sữa và cháo trắng

Những người bệnh ung thư lưỡi, cơ thể mệt mỏi, lưỡi đau nên thường chán ăn và cũng khó nuốt thức ăn. Bởi vậy, khi chăm sóc người bệnh, bạn nên tăng cường cho người bệnh uống sữa, cũng như sử dụng những thức ăn mềm loãng là biện pháp tối ưu.

Để giúp bệnh nhân đỡ ngấy và đảm bảo đủ dưỡng chất thì bạn nên thay đổi thực đơn cháo thường xuyên: cháo cá, cháo thịt, cháo lươn, cháo rau củ, cháo hạt sen, cháo gà…

Nước ép trái cây

Các loại nước ép trái cây có độ ngọt tự nhiên vừa phải như cam, ổi, dưa hấu, thanh long, bơ… vừa dễ uống lại vừa làm dịu được những phần đau tại lưỡi người bệnh.

Người bị bệnh ung thư lưỡi gặp khó khăn trong ăn uống nên cần ăn những thức ăn mềm
Người bị bệnh ung thư lưỡi gặp khó khăn trong ăn uống nên cần ăn những thức ăn mềm

Rau xanh

Các loại rau xanh nấu nhừ như đậu cô ve, rau cải ngọt, rau muống súp lơ rất tốt cho sức khỏe, tốt cho đường tiêu hóa của bệnh nhân ung thư lưỡi. Người nhà bệnh nhân có thể thể xay nhỏ ra nấu thành nước canh để bệnh nhân dễ ăn và hấp thụ thức ăn.

Ngũ cốc

Các loại ngũ cốc dạng bột cùng với một số loại củ quả như lúa mì, bột yến mạch, đậu nành, khoai lang, khoai tây, bí ngô… có thể nấu thành các món súp ăn vào bữa sáng hoặc vào bữa nào đó trong ngày, tránh ăn đồ ăn vào bữa tối vì những loại này khó tiêu hóa hơn khi vào dạ dày.

Uống nhiều nước

Cung cấp đều đặn vào cơ thể 2 lít nước mỗi ngày giúp thanh lọc các chất độc từ cơ thể ra bên ngoài. Có thể uống nước kết hợp với ăn uống để việc ăn uống tiền hành được dễ dàng hơn.

Người bị ung thư lưỡi không nên ăn gì?

Theo Suckhoedoisong.vn – Cơ quan ngôn luận của Bộ y tế Tùy người, bệnh nhân ung thư nói chung và ung thư lưỡi nói riêng tùy thể trạng, giai đoạn bệnh sẽ có chế độ ăn uống, kiêng khem phù hợp. Người có hư, thực, hàn, nhiệt khác nhau, các thức ăn uống cần phải phân biệt hàn, nhiệt, ôn, lương. Trong tây y cũng vậy, người bệnh bị ung thư nhưng kèm thêm một bệnh nào đó nữa thì phải ăn kiêng.

  • Đối với người thể hư (thể chất vốn hư nhược) cần chọn các chất thanh đạm, dễ tiêu, dinh dưỡng cao, kiêng ăn các thức ăn dầu mỡ ngậy béo, đậm đà, khó tiêu như các thức chiên, rán, thịt mỡ. Nếu không thì gây ra ứ trệ, lưu trữ, làm thay đổi bệnh.
  • Đối với người thể hàn (dương khí không đủ, nhất là tỳ vị hư hàn), nên chọn các thức ăn bình bổ; kiêng ăn các thức sống, lạnh như các loại dưa và trái cây sống lạnh, các thức uống lạnh, các thứ rau mát và những hải sản có tính lạnh, vì những thứ này rất hại cho tỳ dương, gây ra dương khí càng suy, làm bệnh nặng thêm.
  • Đối với người thể nhiệt nên chọn thức ăn mát, kiêng các thức cay, các thứ ngậy béo như gừng, hành, tỏi, ớt, rượu, các thức hun nướng, thịt dê, thịt chó, thịt gà, thịt chim sẻ. Những thức này nếu ăn quá nhiều sẽ sinh đờm động hỏa, hao tán khí huyết làm bệnh nặng thêm.

Nhìn chung, bệnh nhân ung thư lưỡi cần chú ý tránh những loại thức ăn ảnh hưởng trực tiếp đến các vết loét trên lưỡi như sau:

  • Tránh đồ mặn, chua cay: Chúng kích thích vết loét khiến các vết loét nghiêm trọng hơn, gây đau đớn cho người bệnh.
  • Tránh ăn đồ ăn khô: Đồ ăn khô khó nuốt, chạm vào các vết loét gây đau đớn. Hơn nữa, bệnh nhân ung thư lưỡi tiết ít nước bọt, ăn đồ khô khiến người bệnh chán ăn hơn.
  • Tránh đồ ăn nóng: Đồ ăn này gây tổn thương các vết loét, nên để đồ ăn nguội bằng nhiệt độ phòng mới ăn. 
  • Tránh các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, đồ uống có cồn, thậm chí cả nước ngọt. Chúng gây kích ứng khiến vết loét nghiêm trọng hơn.
  • Không ăn đồ ăn chế biến sẵn: Những loại đồ ăn này có nhiều gia vị, chất bảo quản, ảnh hưởng xấu tới vết loét. 
  • Tránh trái cây có vị chua: Chỉ nên ăn trái cây mềm, có vị ngọt nhẹ tự nhiên, quả chua chứa nhiều axit, không tốt với tình trạng bệnh.
  • Tránh những thực phẩm ít dinh dưỡng: Người bệnh ăn được ít, nếu ăn các thực phẩm như vậy không cung cấp đủ dưỡng chất cho người bệnh, khiến sức khỏe suy giảm, mệt mỏi, không đủ sức chiến đấu với bệnh. 
Những thức ăn nhanh, cay nóng người bị bệnh ung lưỡi cần hạn chế ăn
Những thức ăn nhanh, cay nóng người bị bệnh ung lưỡi cần hạn chế ăn

Chú ý trong chế độ ăn của bệnh nhân ung thư lưỡi

Ngoài việc lựa chọn đồ ăn bổ dưỡng và cần tránh, việc ăn uống của người bệnh ung thư lưỡi cần chú ý một số điều sau đây:

  • Nếu chỉ ăn được ít, nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Người bệnh ung thư lưỡi tiết ít nước bọt, gây khó khăn trong việc nghiền nát thức ăn, cần chuẩn bị thêm nước, các món canh để người bệnh nuốt thức ăn dễ dàng hơn, không gây đau đớn.
  • Nên chuẩn bị các món hầm, vừa mềm, vừa giúp hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
  • Người bệnh khẩu vị ăn uống không tốt, không muốn ăn, cần đổi món thường xuyên giúp họ ăn ngon miệng hơn.
  • Đồ lạnh có công dụng giảm đau hiệu quả, sử dụng đồ uống lạnh như nước lạnh, sinh tố lạnh, sữa lạnh… thậm chí ngậm đá sẽ giúp giảm đau tạm thời rất tốt.

Thực tế hiện nay có một số quan niệm rất sai lầm trong chế độ ăn uống đối với bệnh nhân ung thư lưỡi. Cụ thể là nhiều người cho rằng bệnh nhân ung thư nên ăn ít, ăn các đồ ít dưỡng chất để tế bào ung thư bị bỏ đói, không phát triển và di căn. Thế nhưng bạn có biết rằng, chính việc kiêng kỵ quá mức như vậy khiến cho cơ thể không có sức đề kháng tốt để chống chọi với tế bào ung thư, tế bào ung thư theo đó sẽ có cơ hội “lan nhanh”, khiến sức khỏe bệnh nhân suy kiệt nhanh chóng.

Trên đây là thông tin về ung thư lưỡi nên ăn gì? và ung thư lưỡi nên kiêng ăn gì?, người bệnh và người thân cần ghi nhớ để xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt nhất, giúp người bệnh phục hồi sức khỏe.

5/5 - (1 vote)
Share.

Comments are closed.