Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

6 điều lưu ý khi trở thành đối tác của người Nhật

0

Cập nhật vào 03/02

Người Nhật vô cùng tỉ mỉ trong mọi chuyện, đặc biệt là trong công việc. Khi giao tiếp, họ chú trọng đến hành động, cử chỉ của người đối diện hơn là những gì họ nói.

Vì vậy, khi làm việc với người Nhật, nhất là khi trở thành đối tác, để quan hệ hợp tác thành công, bạn cần lưu ý những điều sau:

1.  Học cách “không từ chối”

Trong hấu hết các trường hợp, người Nhật không muốn nói “không” để tránh làm mất lòng đối phương hoặc giữ thể diện cho bản thân mình. Đó là lý do mà khi tiếp xúc với người Nhật, bạn sẽ thấy họ nói “có” trong khi thật ra họ không muốn nói điều đó.

2.  Đừng ngại cúi chào

Cúi chào đối với người Nhật là một quy tắc trong giao tiếp, thể hiện phép lịch sự của họ. Cúi chào có nhiều quy tắc phức tạp như cúi chào thấp đến mức nào, trong thời gian bao lâu phụ thuộc vào địa vị xã hội, tuổi tác, kinh nghiệm và vị trí công việc. Tuy nhiên, nếu bạn không phải người Nhật, họ không mong đợi bạn sẽ hiểu hết những quy tắc phức tạp đó nhưng họ rất hài lòng nếu như bạn hiểu được những phép lịch sự tối thiểu trong văn hóa của họ.

3.  Cần nhiều thời gian để đàm phán

Những cuộc thảo luận đối với người Nhật thường để trao đổi thông tin và họ rất quan trọng đến những vấn đề này. Đây là điều khoản  để thông qua đó họ đưa đến quyết định cuối cùng. Để quyết định bạn có trở thành đối tác hay không, người Nhật sẽ mất nhiều thời gian để quyết định chứ không phải trong ngày một ngày hai. Điều cần lưu ý là nếu bạn nóng vội muốn rút ngắn thời gian sẽ gây ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ với đôi bên.

4.  Hiểu văn hóa địa phương

Người Nhật thường quan sát đối tác thông qua những bữa tiệc, những lần chơi golf để đo lường tính cách của họ.

Gỉa sử, khi người Mỹ dùng bữa với doanh nhân Nhật Bản. Mặc dù nhà hàng có thìa và nĩa nhưng chỉ bày trên mặt bàn những đôi đũa. Khi đó tốt nhất là vị doanh nhân đó không nên yêu cầu phục vụ mang thìa và nĩa ra mà hãy để chủ nhà người Nhật nhận ra họ không thỏa mái khi sử dụng, họ sẽ hỏi vị khách có muốn dùng nĩa thay thế không và lúc đó bạn hãy đưa ra mong muốn của mình.

Vì với người Nhật, việc chủ động yêu cầu dùng nĩa đồng nghĩa với việc đối phương không sẵn lòng học cách dùng đũa. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc họ không sẵn lòng tìm hiểu về văn hóa của địa phương và không thể đảm trách những tình huống kinh doanh phức tạp với nhiều khác biệt về văn hóa hơn.

5.  Không nói “Sayonara”

Tiếng Nhật “Sayonara” có nghĩa là “Vĩnh biệt”, trong kinh doanh họ rất hạn chế nói từ này. Và khi không hiểu rõ ý nghĩa của những từ tiếng Nhật, không ít doanh nhân đã gặp sự cố đáng tiếc.

Một doanh nhân Mỹ khi làm việc với đối tác là người Nhật, sau vài tháng thương thảo với vị khách hàng tiềm năng, một thỏa thuận giữa hai bên gần như tốt đẹp. Một lần đến khi gặp mặt để thỏa thuận về giá cả trong bối cảnh một đối thủ khác của vị doanh nhân này đang tiếp cận công ty Nhật với mức giá thấp hơn. Đến cuối cuộc họp, vị doanh nhân này đã nói “Sayonara” để bày tỏ thiện ý với đối tác Nhật.

Vài tuần sau đó, vị doanh nhân người Mỹ biết tin đối tác Nhật đó vừa ký kết hợp đồng với công ty đối thủ của ông. Lý do là vì sau khi nghe ông nói Sayonara, họ đã nghĩ rằng ông không đồng ý hạ mức giá thấp hơn và từ bỏ cuộc đấu thầu. Lúc này, vị doanh nhân mới hiểu “Sayonara” có nghĩa là “Vĩnh biệt”.

6.  Lưu ý khi sử dụng hậu tố “- san”

Hậu tố “- san” là một trong nhiều kính ngữ người Nhật dùng để xác định các mối quan hệ xã hội và hệ thống phân cấp giữa hai người. Tương tự cách dùng từ “Mr”, “Mrs” trong tiếng Anh, cách dùng hậu tố “- san” cũng có vài khác biệt.

Ví dụ, tại Mỹ, khách hàng và nhà cung cấp có vai trò bình đẳng. Song, tại Nhật, khách hàng quan trọng hơn. Do đó, như một cử chỉ tôn kính, người Nhật thường thêm từ “- san” phía sau tên các khách hàng.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.