Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Học cách người Nhật tận dụng không gian trong nhà nhỏ

0

Cập nhật vào 10/11

Tận dụng không gian sống trong nhà nhỏ là điều gần như bắt buộc với người Nhật tại các thành phố lớn. Họ có thể tận dụng rất nhiều vị trí trống để cất gọn những món đồ khác.

Các mẹ Việt hay tìm những mẹo vặt giúp ích cho cuộc sống, một trong số đó được các mẹ chia sẻ nhiều đó là làm thế nào để gọn gàng như người Nhật. Tại sao người Nhật lại được đề cao trong việc sử dụng không gian như vậy. Hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Các thành phố lớn ở Nhật nơi có mật độ dân số đứng hàng đầu trên thế giới. Điều này khiến cho những ngôi nhà ở đây thường có diện tích rất nhỏ, bởi quỹ đất hạn chế. Thế nhưng trong không gian đó, người Nhật vẫn có mẹo sắp xếp đồ đạc gọn gàng, ngăn nắp. Đó chính là một kỹ năng mà gần như mỗi người Nhật nào sinh hoạt ở các thành phố đều có: Tận dụng không gian trong nhà nhỏ.

Bí quyết đầu tiên của người Nhật chính là vứt bỏ, hoặc cất gọn tất cả đồ dùng mà họ không thực sự cần dùng thường xuyên. Ví dụ như những chiếc áo len đã sờn rách không dùng nữa nhưng chiếm chỗ không gian tủ quần áo, một chiếc ghế cũ “bỏ thì thương vương thì tội” choán hết diện tích nhà…

Bí quyết thứ hai quan trọng nhất chính là họ biết cách tận dụng những khoảng trống để cất giữ đồ.

Dưới đây là một số mẹo tận dụng không gian của người Nhật để bạn tham khảo.

1. Tận dụng tối đa các hộp nhựa

Hộp nhựa được người Nhật sử dụng khá nhiềuHầu hết các bà nội trợ sẽ thường bị cám dỗ mua nhiều vật dụng không cần thiết. Thế nhưng một vật dụng vô cùng quan trọng họ lại thường không chú ý tới là các hộp nhựa.

Hãy sử dụng các không gian trống có sẵn trong nhà, lấy số đo của từng góc mà mua hộp đựng với kích thước vừa vặn tương ứng. Các hộp nhựa này giúp bạn lưu trữ được một lượng lớn đồ đạc mà lại tiết kiệm không gian nhà ở rất nhiều.

Một số vị trí trong nhà có thể tận dụng các loại hộp nhựa để chứa đồ:

1.1. Dưới gầm giường

Hiện nay, nhiều gia đình Nhật vẫn còn ngủ trên những chiếc đệm trải trên sàn nhà kiểu truyền thống, nhưng đã có nhiều gia đình nâng sàn gỗ đặt một chiếc giường lên để tận dụng không gian. Dưới gầm giường ngủ, mọi người có thể kê một hoặc nhiều chiếc hộp nhỏ để chứa đồ.

Gầm giường là nơi rất tốt để cất chứa đồ

1.2. Phía trên cánh cửa

Trong tiếng Nhật có thuật ngữ genkan dùng để chỉ khu vực tiền sảnh hẹp. Với một chút thời gian, bạn có thể làm một kệ ẩn phía trên đầu cánh cửa. Chỉ cần không lưu trữ vật nặng ở đây là bạn có thể thoải mái để thêm một vài chiếc áo hay đôi giày hay những vật dụng linh tinh ít khi sử dụng.

Người Nhật tận dụng không gian phía trên cánh cửa để cất đồ

Những món đồ nhẹ có thể dùng hộp nhựa cất giữ phía trên cánh cửa ra vào

Có thể nói cách sắp xếp đồ đạc của người nhật này rất hữu ích với những gia đình nào có diện tích nhỏ. Nó có thể tận dụng tối đa phần không gian mà dường như không ai để ý.

1.3. Phía trên máy giặt

Thông thường nhiều gia đình hay để trống khu vực phía trên máy giặt nhưng người Nhật thì không. Giống như khu vực cửa ra vào, một chiếc kệ nhỏ xinh cũng đủ giúp bạn chứa được rất nhiều đồ đạc.

Phần phía trên máy giặt cũng được người Nhật tận dụng làm nơi chứa đồ

Ai bảo phần phía trên máy giặt là khoảng trống vô ích nào?

1.5. Bên cạnh máy điều hòa

Điều này phụ thuộc vào cách bố trí của căn phòng của bạn, nhưng nếu bạn may mắn thì sẽ có một không gian rộng hoàn hảo để trữ đồ.

Xem thêm về những đặc trưng trong phong cách thiết kế nhà Nhật Bản tối giản để cảm nhận sự tinh tế trong kiến trúc nhà Nhật Bản.

Cất đồ ở phần khoảng trống cạnh điều hòa

Hộp nhựa là vật dụng hữu ích để cất đồ khi đặt cạnh điều hòa

Những chiếc hộp nhỏ cũng giúp bạn phân loại đồ vật dễ dàng

Phân loại đồ vặt bằng những chiếc hộp nhỏ

Tận dụng các hộp nhựa để phân chia các món đồ nhỏ

Ngoài ra, có thể biến các bức tường trơn thành không gian lưu trữ bằng cách sử dụng những tấm lưới như hình dưới đây:

Sử dụng tấm lưới để treo những món đồ nhẹ

Một tấm lướt sát tường để treo những món đồ vật nhẹ

2. Tối ưu hóa nội thất trong nhà

Không giống như ở Việt Nam, hay nhiều nước khác trên thế giới. Việc thiết kế, hay chọn đồ nội thất của người Nhật thường có sự lựa chọn rất kỹ. Nhất là những người sẽ sống trong các không gian nhỏ, chật hẹp.

Nội thất đa năng, hay những món đồ tối đơn giản sẽ là lựa chọn hàng đầu của họ.

Cửa trượt kết hợp vách ngăn sẽ là điều đầu tiên bạn nhận thấy trong việc ngăn cách các không gian trong ngôi nhà như vậy.

Tối ưu hóa nội thất trong nhà

Tủ đựng đồ có ngăn kéo, hay tủ kết hợp với những vị trí: vách tường, cầu thang, giường ngủ sẽ là một lựa chọn tốt cho những ngôi nhà diện tích nhỏ.

Một chiếc bàn đa năng, hay những đồ nội thất tối giản là lựa chọn hàng đầu khi cần phải mua loại nội thất này.

Ảnh hưởng từ văn hóa, cách sống, cách làm việc của người Nhật. Hiện nay, ở Việt Nam cũng có rất nhiều mẫu bàn làm việc đa năng được thiết kế và đưa vào sử dụng. Chúng đem lại khá nhiều lợi ích cho người dùng.

3. Đồ cũ cần được xử lý

Người Nhật quan niệm, tuổi thọ của một loại vật dụng chỉ rơi vào khoảng 3 – 5 năm, hoặc cùng lắm là 7 năm. Khi đã cũ, họ sẽ vứt nó đi, và thay thế bằng một vật dụng mới hơn.

Có 3 cách để xử lý đồ bỏ đi tại Nhật Bản: Cho người khác; Bán cho công ty đồ cũ; Vứt đi và chịu thêm phí tổn.

Cho người khác không phải là một lựa chọn tốt tại Nhật, bởi các gia đình Nhật hầu như đều có các loại đồ vật đó. Họ không cần thêm những đồ vật thừa, và lại mất thêm công để chuyển đi.

Việc vứt bỏ đồ cũ cũng không phải là một vấn đề đơn giản. Nếu bạn tự ý vứt đồ đi lung tung, sẽ có đội điều tra đến tận nơi yêu cầu nộp phạt với giá cao hơn nhiều.

Sẽ bị xử phạt nặng nếu vứt đồ cũ bỏ đi không đúng nơi quy định

Vì vậy lựa chọn tốt ưu nhất khi cần loại bỏ đồ cũ đó là bán cho các cửa hàng đồ cũ, dù giá họ trả cho bạn thấp hơn rất nhiều.

Các món đồ cũ ở Nhật được xếp vào loại ngoại cỡ, và nếu muốn vứt sẽ cần phải liên hệ với các công ty xử lý rác thải. Chi phí để các công ty xử lý công việc này rơi vào khoảng 1.600 đến 5.000 yên.

Nội dung bài viết được tổng hợp bởi nozomi.edu.vn

3.7/5 - (9 votes)
Share.

Comments are closed.