Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

5 cách luyện chữ đẹp cho bé không cần thuê gia sư

0

Cập nhật vào 05/12

Tôi đang có con nhỏ đang học lớp 1, trước đây con viết chữ rất xấu. Qua việc lên mạng tìm hiểu và hỏi các phụ huynh khác tôi đã rèn con luyện chữ và kết quả rất tốt. Chỉ sau hơn 1 tháng, các bài viết chính tả của con đều được 8, 9. Biết nhiều phụ huynh đang trăn trở vấn đề này, tôi xin chia sẻ cách luyện chữ đẹp cho con mà không cần tốn nhiều tiền thuê gia sư.

Ngày nay, tôi thấy rất nhiều bà mẹ than thở rằng chữ con mình xấu quá, càng ngày càng ẩu. Một số buồn phiền, nhưng một số lại cho rằng chữ viết chẳng quan trọng vì dù sao sau này “nó cũng dùng máy tính cả”. Theo tôi, suy nghĩ như vậy là không được. Từ bao nhiêu lâu này, ông bà ta đã đúc kết “nét chữ nết người”. Chính vì vậy rèn trẻ viết chữ đẹp cũng là cách để rèn nhân cách cho trẻ.

Điều khiến nhiều chị em khó hiểu là vì sao ngồi cũng một lớp, học cùng một cô mà lại có bé viết chữ đẹp, bé viết chữ xấu. Thực ra, để con có được chữ viết đẹp, ngoài việc cho con theo học các thầy cô rèn chữ thì chính bản thân các mẹ cũng nên có một chút kiến thức về chữ viết dùng trong trường tiểu học. Trẻ mới học chữ cần được mẹ ở bên, uốn nắn từng nét thanh nét đậm ngay từ ngày đầu tập viết. Có như vậy bé mới xây được một nền móng vững chắc, từ đó phát triển. Do đó, dù rất bận rộn với trăm công nghìn việc nhưng khi con đã ngồi vào bàn học, tôi luôn gác lại mọi thứ để sát sao bên con. Với chút kiến thức và kinh nghiệm của bản thân đã cũng con luyện chữ thành công, tôi xin chia sẻ với chị em phương pháp luyện chữ đẹp cho con lớp 1.

Thời gian bắt đầu viết chữ

Tôi biết, rất nhiều chị em nóng lòng cho con đi luyện chữ từ khi mới 4,5 tuổi. Một số còn đưa cả bé 3 tuổi đến lớp. Theo tôi, như vậy là sai lầm. Ở tuổi này chưa thích hợp để bé cầm bút gò từng con chữ. Tay bé còn rất yếu, viết dễ mỏi như thế chữ sẽ không đẹp. Từ đó sẽ dẫn đến việc bé ngày càng lười viết.Ta có thể dạy con tập đọc, dạy con tập đếm, dạy con tiếng anh hay dạy con làm toán từ khi 3,4 tuổi. Vậy nhưng để dạy con luyện chữ, cần thiết chỉ nên dạy bé 3 tháng hè trước khi vào lớp 1.

Chuẩn bị đồ dùng tập viết

Nhiều phụ huynh cho rằng bút nào cũng được, vở nào cũng xong. Tuy nhiên, việc lựa chọn dụng cụ học tập cho con tập viết lại đóng vai trò rất quan trọng.

Bút chì: Khi mới tập, mẹ chỉ nên cho con tập viết bằng bút chì. Hiện nay có hai loại bút chì thông dụng là 2B và HB đều mềm, không quá cứng, bé dễ rèn nét thanh nét đậm. Tuy nhiên bút 2B màu chì sẽ đậm hơn HB. Dùng bút chì loại nào hợp lý là tùy vào từng bé, có bé tay yếu viết nhẹ thì dùng 2B sẽ đạt màu hợp lý, có bé khỏe viết ấn, dùng HB sẽ cho màu chứ tốt hơn. Như bé nhà tôi thì thường dùng bút 2B của Đức.

Tập vở: Trẻ tập viết chữ nên mua tập vở 4 ô ly, có kẻ ngang và dọc. Với dạng tập này mẹ sẽ dễ dàng kiểm tra và giúp bé điều chỉnh độ cao cũng như độ rộng của các con chữ. Ngoài ra tập viết mẹ nên lưu ý dầu tư mua loại vở có giấy trắng, dày dặn, khi bé tẩy sẽ không bị rách và sau này có chuyển sang bút mực viết cũng không bị nhòe.

Tẩy: Cục tẩy nho nhỏ nhưng lại rất quan trọng đối với bé. Mẹ đừng vì bé thích những cục tẩy hình thù ngộ nghĩnh hay vì ham rẻ mà mua cho con những loại tẩy rẻ tiền. Những cục tẩy như vậy thường tẩy không sạch và rất hay làm rách giấy, khiến vở lem nhem. Hãy chịu khó đầu tư cho con những cục tẩy màu trắng và có giá cao một chút. Thường trẻ không hay dùng hết tẩy nên ta không cần mua loại quá to. Như con nhà tôi hay thường dùng loại tẩy có màu trắng, nhỏ bằng hai đốt ngón tay của Tiệp.

Bút mực: Trẻ học hết kỳ 1 sẽ bắt đầu chuyển sang dùng bút mực. Mẹ chú ý chọn mua cho bé loại bút mực nét nhỏ và nhớ kiểm tra kỹ hệ thống bơm mực cũng như nét viết trước khi mua. Những loại bút mực không tốt có thể sẽ khiến tay bé yêu lúc nào cũng lem nhàm màu xanh, tím. Nếu có điều kiện, mẹ nên mua bút mài ngòi cho bé. Bút mài ngòi một chút thì sẽ dễ viết được nét thanh nét đậm hơn. Tránh cho bé dùng các loại bút lông kim, bút dạ có mực sẵn trên thị trường.

Mực viết: Tùy vào yêu cầu của từng giáo viên mà mẹ chú ý mua đúng loại mực cần thiết cho con. Hiện nay có hai màu mực được yêu thích là mực xanh thẫm hơi ghi và mực tím. Đối với mực tím, mẹo nhỏ cho mẹ là nên pha loãng ra với một chút nước lọc để có màu tím nhẹ dịu.

Hướng dẫn trẻ cách cầm bút đúng cách

Cha mẹ cần chú ý những điều nhỏ nhất, đầu tiên là cách cầm bút:

  • Cầm bút bằng 3 ngón: ngón trỏ, ngón cái, ngón giữa. Ngón cái và ngón trỏ giữ chặt 2 bên thân bút. Ngón giữa để ở dưới để đỡ bút.
  • Bút nghiêng về phía bên vai phải một ngóc 60 độ. Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 90 độ
  • Lòng bàn tay và cánh tay làm thành một đường thẳng
  • Khoảng cách giữa các đầu ngón tay và ngòi bút là 2,5cm
Cách cầm bút đúng chuẩn
Cách cầm bút đúng chuẩn

Cha mẹ thấy con cầm bút sai phải kịp thời sửa chữa, kiên nhẫn chứ không được trách mắng hay doạ đánh vào tay, phạt trẻ. Điều này sẽ khiến các bé gặp áp lực, sợ hãi trong việc cầm bút. Thói quen cầm bút đúng sẽ giúp trẻ viết chữ gọn gàng, đúng chuẩn và đẹp hơn.

Dạy trẻ tư thế ngồi viết chữ đúng

Tư thế viết đúng cách không chỉ giúp chữ đẹp mà quan trọng hơn, nó có lợi cho sự phát triển bình thường của cột sống và bảo vệ thị lực cho trẻ.

Tư thế ngồi chuẩn để trẻ học bài, viết chữ
Tư thế ngồi chuẩn để trẻ học bài, viết chữ
  • Cách ngồi chuẩn sẽ là:
  • Vị trí bàn ngang, gần ngực nhưng không chạm hẳn vào ngực
  • Chân ngồi dạng có chiều rộng bằng vai, trọng lượng cơ thể tập trung ở hông và đùi.
  • Lưng thẳng
  • Vòng tay rộng mở thoải mái, cái tay, cổ tay đặt trên bàn không bị vướng bới máy tính, sách, thước kẻ hay bất cứ vật dụng gì. Cố gắng không cho bé di chuyển cả cánh tay khi viết.

Khuyến khích trẻ luyện chữ

Nếu bạn cứ bắt ép trẻ phải ngồi vào bàn học để luyện chữ trong khi bản thân trẻ không muốn, không thoải mái thì rất khó để tiến bộ. Trẻ sẽ làm theo yêu cầu của bạn một cách chống đối, làm nhanh cho xong hoặc không thực sự chú tâm. Trong khi đó, luyện chữ rất cần sự chú tâm và kiên nhẫn. Chính trong quá trình luyện chữ, bạn đã rèn được cho trẻ một phần sự chỉn chu, kiên nhẫn ngay từ sớm.

Để trẻ có thể tự nguyện, hào hứng với việc luyện chữ hàng ngày, nên tìm cách khuyến khích trẻ.

Ví dụ, nên khuyên bé: Luyện chữ sẽ giúp bé viết được chữ đẹp, sẽ được điểm cao trong môn chính tả, được bạn bè ngưỡng mộ vì không phải ai cũng có thể chăm chỉ và luyện được chữ đẹp,….

Phân chia thời gian luyện chữ hợp lí

Dù bạn đã khuyến khích để trẻ có hứng thú với việc luyện chữ rồi thì cũng không thể để trẻ luyện nhiều trong một ngày được. Ở tuổi của bé vẫn chỉ thích vui chơi và trẻ cần được dành nhiều thời gian cho việc vui chơi giải trí. Bé cũng phải học trên trường nhiều rồi, về nhà chỉ nên bổ sung thêm và cũng cần thời gian cho những môn học khác chứ không thể chỉ luyện chữ.

Thời gian thích hợp nhất cho việc luyện chữ của bé nên là 30 phút mỗi ngày, vào giờ tự học của bé. Luyện nhiều hơn sẽ khiến bé mỏi tay và chán nản.

Cho bé luyện từ những nét cơ bản

Sai lầm lớn của rất nhiều phụ huynh là khi con đã biết viết hết các chữ rồi thì cho con tập chép một đoạn thơ, đoạn văn trong sách để luyện chữ. Cách này khó có thể khiến trẻ tiến bộ. Bé sẽ chỉ viết đều hơn, thẳng hàng hơn thôi chứ khó có thể đẹp được.

Những nét chữ bé viết sai, kéo quá dài hoặc quá cao, viết bị nghiêng trái, từ việc đặt bút cho các nét bé viết sai và không ai chỉ ra cho bé thì cứ luyện hoài vẫn khó có thể tiến bộ. Vì vậy, nên cho bé luyện từng nét chữ một.

Hãy cho bé bắt đầu từ những nét cơ bản nhất

Hãy cho bé bắt đầu từ những nét cơ bản nhất

Đầu tiên, hãy bắt đầu bằng những nét chữ có sẵn chấm nhỏ để bé tô theo trong cuốn luyện viết in sẵn. Sau đó, chuyển sang viết có mẫu chữ bên cạnh mà không có chấm. Tiếp nữa, hãy chuyển sang tự viết trong vở ô ly không có mẫu. Từ nét thẳng, nét xiên, nét móc, nét vòng tròn, nửa vòng tròn,… cho đến khi bé có thể viết các nét ấy quen tay, thành thạo và tương đối chuẩn so với mẫu thì thôi.

  • Nét đứng (cao 2ly, 4 ly): khi nào đẹp thì tập viết chữ i, xong đến chữ n, m,u, ư, p. Sau đó cho con tập các từ gồm những chữ chữ trên ( ví dụ: mũ, nỉ, mun….)
  • Nét cong (cong trái, cong phải, cong kín): khi nào đẹp thì tập viết chữ c, a, ă, â, d, đ, o, ô, e, ê. Sau đó cho con tập các từ gồm những chữ chữ trên ( ví dụ: đa, đo, dê, ca…)
  • Nét xiên, nét móc: khi nào đẹp thì tập viết chữ h, g, gh, k và các chữ còn lại.

Sau khi luyện thành thạo những nét cơ bản, cho bé luyện từng chữ cơ bản. Luyện chữ cái cũng như luyện nét, 3 cấp độ tăng dần cho đến khi thành thạo. Khi luyện thành thạo các chữ cái rồi, mới cho trẻ tập chép các câu, sau đó là đoạn thơ, đoạn văn ngắn.

Nếu bạn muốn dạy trẻ có được khả năng tự ứng xử với các trường hợp xảy ra, có thể tham khảo chia sẻ 10 nguyên tắc rèn luyện cách cư xử của trẻ ngay từ nhỏ.

Cần kiên nhẫn

Việc luyện chữ đòi hỏi tính kiên nhẫn cao. Vì vậy, các phụ huynh cũng không nên nóng vội mà cũng phải kiên nhẫn cùng bé. Quá trình luyện nét và luyện từng chữ cái thành thạo của một bé lớp 2 có thể kéo dài nửa năm hoặc cũng có thể hơn với những em tiến bộ chậm. Đây là một điều bình thường. Khi bé đã thành thạo từng chữ rồi thì việc viết ngay ngắn, thẳng hàng,đều đặn cho một bài thơ, đoạn văn cũng khá nhanh.

Đồng hành cùng bé

Trong quá trình bé luyện chữ, đặc biệt ở giai đoạn đầu thì phụ huynh nên ở bên bé từ đầu đến cuối. Vì bé thường khó để có thể tập trung và cẩn thận khi không có người giám sát. Hãy bên cạnh bé và nhận xét từng chữ khi bé hoàn thành. Như là: chữ này chưa đạt ở điểm gì, chữ này đã đạt hơn rồi đấy, chữ này đã chuẩn rồi,…để kịp thời cho bé biết và điều chỉnh.

Phụ huynh nên ở bên cạnh bé trong mỗi giờ luyện chữ

Phụ huynh nên ở bên cạnh bé trong mỗi giờ luyện chữ

Đừng quên khen ngợi sau mỗi nét chữ bé chú tâm và viết thật cẩn thận. Những lời khen ngợi ấy sẽ tạo động lực để bé tiếp tục duy trì thái độ học tốt như vậy. Cũng nên cho bé những phần thưởng nho nhỏ vào cuối mỗi tuần vì bé đã chăm chỉ luyện tập để bé giữ được hứng thú luyện tập cho tuần tiếp theo.

Bên cạnh dạy trẻ cách luyện chữ đẹp thì điều quan trọng các mẹ cũng cần rèn cho con những kỹ năng sống, cách ứng xử, cách giúp trẻ học tốt, tham khảo ngay:

5 phương pháp giúp trẻ tìm thấy niềm vui trong học tập

Những kỹ năng sống học sinh tiểu học cần có

7 sai lầm của cha mẹ khiến việc dạy con phản tác dụng

Luyện chữ cho trẻ không khó. Điều quan trọng nhất là đúng phương pháp và đủ kiên trì. Để trẻ có được điều này, phụ huynh nên đồng hành cùng trẻ, định hướng và khuyến khích trẻ duy trì việc luyện tập.

Nội dung bài viết được  giasuviet.net.vn tổng hợp và chia sẻ.

5/5 - (1 vote)
Share.

Comments are closed.